vchat

Triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị Viêm Xoang

 Viêm xoang mũi là bệnh thường gặp ở nước ta, bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của bệnh.

Bệnh viêm xoang có thể xảy ra quanh năm hoặc những khi thời tiết giao mùa. Một số nguyên nhân gây bệnh như thời tiết thay đổi, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, môi trường ô nhiễm, làm việc thường xuyên trong môi trường điều hòa nhiệt độ nên có nhiều vi khuẩn, nấm mốc… dẫn tới cúm, viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm xoang


Triệu chứng của Viêm xoang
Một số người làm nghề tiếp xúc nhiều với khói bụi như công nhân xây dựng, thợ mộc… sẽ dễ bị bệnh hơn. Với hiện trạng môi trường ô nhiễm như hiện nay thì tỷ lệ người mắc viêm xoang ngày một tăng hơn.
Dưới đây là những biểu hiện thường gặp ở người bệnh:
  • Sốt nhẹ, có thể sốt cao đặc biệt là ở trẻ em
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi
  • Đau ở vùng mặt, thường đau về sáng do đêm bị ứ đọng xuất tiết
  • Nhức đầu
  • Đau nhức nhất là vùng quanh mắt, đau thành cơn, theo nhịp mạch đập
  • Tắc mũi, nghẹt mũi tùy mức độ nặng nhẹ, ngạt mũi tăng về ban đêm, chảy nước mũi có thể mủ lẫn máu


Nếu viêm xoang răng số 5,6,7 hàm trên thì bị áp xe quanh răng, đau nhức theo nhịp mạch đập. Đồng thời lợi quanh khu vực đó bị viêm, mủ chả ra từ xoang có mùi thối, chảy mủ mũi vàng đục làm hoen bẩn khăn tay và có mùi hôi. Bệnh viêm xoang cấp nếu không được điều trị có thể thành viêm xoang mạn

Phòng ngừa bệnh viêm xoang mũi

Dưới đây là một số lời khuyên khá hữu ích để phòng ngừa hiệu quả bệnh viêm xoang mũi, các bạn có thể tham khảo:
  • Những khu vực ô nhiễm, nhiều khói bụi và độc hại nên tránh xa
  • Nếu cơ thể bị dị ứng với một số chất hoặc một số món ăn thì không nên sử dụng, để tránh hiện tượng dị ứng không đáng có
  • Khi ra đường nên đeo khẩu trang đặc biệt là những công việc bụi bặm
  • Nếu có triệu chứng của viêm xoang nên điều trị bệnh lý sớm tránh để bệnh chuyển sang dạng mãn tính
  • Không nên ngoáy mũi vì như vậy sẽ vô tình mang vi trùng vào làm cho bệnh trở nên nặng hơn
  • Không đi bơi khi đang đợt viêm mũi xoang.
  • Nếu bị ngạt mũi không nên hỉ mũi mạnh vifnhuw vậy sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.
  • Chỉ hỉ mũi ra, không hít ngược vào trong như trẻ nhỏ thường làm.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang vì bệnh có thể lây

Điều trị viêm xoang mũi tại nhà hiệu quả

Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng điều trị tại nhà, tuy đơn giản nhưng có hiệu quả tốt:

Xông hơi 




Xông hơi với nước nóng có tác dụng duy trì nhu động cho nhung mao niêm mạc xoang làm chất nhớt lưu thông và các xoang được dẫn lưu. Dưới đây là các cách xông:
  • Cách 1: Đứng dưới vòi hoa sen nước ấm tầm 5 – 10 phút, 2 lần/ngày. Vừa tắm sạch người vừa hít hơi nóng làm thông xoang mũi
  • Cách 2: Lấy tô nước nóng tỏa hơi, đầu phủ một chiếc khăn tắm để hơi nước nóng không thoát ra ngoài mà tập trung vào một khu vực.

Tăng độ ẩm không khí

Không khí trong nhà có thể được duy trì bằng độ ẩm nhất định bằng máy tạo độ ẩm. Làm sạch máy 1 lần/tuần để khử nấm mốc ngăn vi khuản và phòng ngừa viêm xoang.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Cách pha nước muối: Pha một muỗng cafe muối với 2 tách nước ấm + một ít bicarbonat . Rót nước muối pha vào một chén miệng đủ rộng, ngửa đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi, hít nước muối vào lỗ mũi bên kia, rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Ðổi bên lỗ mũi và lập lại động tác này.

Hỉ mũi đúng cách

Hỉ mũi đúng cách giúp việc điều trị bệnh nhanh khỏi hơn. Hỉ mỗi lần từng bên lỗ mũi, như vậy sẽ dễ dàng tống vi khuẩn ra ngoài hơn vì hỉ hai bên mũi cùng lúc có khả năng làm tăng áp suất ở tai trong, đưa ngược vi khuẩn vào sâu hơn trong xoang.

Đi bộ

Đi bộ tạo cảm giác thư thái, khi hoạt động cơ bắp có thể bớt nghẹt mũi và đau đầu. Nguyên do vì hoạt động thể chất phóng thích adrenalin có tác dụng làm co mạch khiến cho niêm mạc xoang đỡ phù nề.

Bài thuốc dân gian trị viêm xoang mũi

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian để điều trị bệnh lâu dài và an toàn.

Gừng tươi, củ hành khô

Giã 2 thảo dược trên lấy nước, trộn đều 2 vị dùng để nhỏ mũi. liên tục trong 2 tuần, mỗi ngày 3 – 5 lần.

Củ tỏi, mật ong

Đem tỏi giã lấy nước, hòa với mật ong (lượng mật ong gấp đôi lượng nước tỏi). Bệnh nhân rửa mũi bằng nước muối, lau khô, sau đó, dùng bông nhúng vào dung dịch mật ong và tỏi nhét vào trong mũi. Ngày làm 3 -4 lần, thực hiện trong vòng 7 -8 ngày..

Hạt lạc

Lấy 7 – 9 hạt lạc bỏ vào hộp sắt, đậy kín miệng hộp bằng giấy, chừa một lỗ nhỏ. Đặt hộp sắt lên bếp và dùng khói bốc lên từ lỗ nhỏ để xông mũi. Ngày 1 lần kiên trì trong 1 tháng bệnh sẽ thuyên giảm.

Vỏ quả vải

Lấy vỏ quả vải, sấy khô nghiền bột, đựng trong bình. Ngày 2 lần, bệnh nhân lấy một ít bột hít vào trong mũi. Làm liên tục trong nhiều ngày, người bệnh sẽ thất tác dụng thông mũi trị viêm xoang.

Hoàng bá

  • Hoàng bá 10g
  • 100ml nước
Ngâm 24 tiếng. Sau đó, bạn lọc bỏ cặn, đun sôi thành dung dịch hoàng bá 10%, dùng để nhỏ mũi, ngày 3 – 4 lần.

Râu ngô, đương quy vĩ

  • Râu ngô tươi 120g
  • Đương quy vĩ 30g
Râu ngô phơi khô cắt thành đoạn một cm. Bỏ đương quy vĩ vào trong nồi rang sơ, sau đó cắt thành sợi nhỏ. Trộn 2 vị thuốc đó rồi để trong bình kín. Sau đó, bạn dùng một cái tẩu mới, bỏ thuốc vào hút như hút thuốc lá sợi. Mỗi ngày thực hiện 5 -7 lần trong vòng 2 tuần, bệnh nhân sẽ thấy hiệu quả.

Hoa ngũ sắc

Lấy hoa ngũ sắc tím tươi 10 bông, rửa thật sạch, nghiền nát ngâm với 10ml cồn 70 độ. Sau đó, bạn lọc qua gạc sạch để được một dung dịch màu xanh. Mỗi ngày, người bệnh dùng bông gòn tẩm ướt cồn thuốc rồi đặt vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút.
Để điều trị bệnh tốt hơn, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm Xoang Bách Phục với thành phần là cao Kinh Giới Tuệ, cao Kim Ngân Hoa, Hoắc Hương, Immunegamma… 

Tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính trên cơ địa dị ứng, giảm các triệu chứng của bệnh như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh hoặc vàng, giảm nguy cơ dị ứng, chống viêm, tiêu mủ, giảm đau cho các khu vực xoang, đầu và mặt trong bệnh viêm xoang mạn tính.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét