vchat

Hạnh phúc chẳng ở đâu xa

Hạnh phúc ở ngay trong gia đình bạn chớ đi tìm nó ở nơi địa đàng của kẻ xa lạ.

Gia Đình

Người ta có thể đến nhiều nơi nhưng chỉ có một chốn để quay về đó là Gia Đình

Tương lai

Không thể nào thay đổi được ngày hôm qua. Nhưng hôm nay ta vẫn còn cơ hội

Mẹ

Trái tim của người mẹ là vục sâu muôn trượng, mà ở đó bạn luôn tìm được sự tha thứ.

Cha

Người cha chính là người thầy đầu tiên của những đứa trẻ.

Những thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn

Cơ thể con người luôn phải chống trả lại các vi khuẩn, virut tấn công hàng ngày hàng giờ. Trong khi đó, hệ miễn dịch của bạn có thể bị suy yếu vì stress, thiếu dưỡng chất, bệnh tật,… Sau đây là những loại thực phẩm mang công dụng tuyệt vời giúp bạn tăng cường sức đề kháng.
1.     Tỏi

Đây là một trong những thực phẩm tuyệt vời giúp bạn chống lại vi khuẩn, virut gây bệnh. Có thể một số người không ưa mùi vị của tỏi, nhưng bạn có thể chế biến chúng để ăn với salad, bỏ vào nước sốt, hoặc nấu cùng các món yêu thích. 

Nếu không bạn có thể sử dụng tỏi đã được bào chế thành dạng viên, hoặc tỏi đã được lên men hay còn gọi là Tỏi đen theo nghiên cứu của Học Viên Quân Y như Tỏi Đen Sâm Ngọc Linh và Tỏi Đen AUM
2.     Súp gà

Món ăn này đã trở thành bài thuốc quen thuộc dành cho người ốm. Cystein, một loại amino axit có trong súp gà rất tốt cho cơ thể. Chúng có tác dụng ngăn chặn sự viêm nhiễm xảy ra ở tế bào trong cuống phổi, thúc đẩy hệ miễn dịch. Để tăng lượng dinh dưỡng, bạn nên nấu súp gà với tỏi hoặc nấm.
3.     Nấm
Có nhiều loại nấm chứa các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể sản sinh ra các tế bào bạch cầu và khiến các tế bào này trở nên khỏe mạnh, năng động hơn.
4.     Thịt bò


Trong thịt bò có chứa kẽm, một thành phần quan trọng giúp cung cấp cho cơ thể đang thiếu hụt dưỡng chất. Nhiều người cho rằng ăn thật nhiều rau là ổn và cắt giảm tối đa lượng thịt bò (thịt đỏ), tuy nhiên cần thiết phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, nếu không bạn sẽ bị ốm.
Bạn cũng có thể lựa chọn các món ăn thay thế thịt bò như hàu, thịt lợn, sữa tươi, sữa chua, thịt gia cầm.
5.     Khoai lang


Để tăng cường hệ miễn dịch không thể nói đến lượng máu trong cơ thể, các cơ quan ngũ quan, đặc biệt là da. Da chiếm diện tích lớn trên cơ thể, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài. Do đó bạn cần vitamin A, thứ giúp bạn tăng cường khả năng bảo vệ của da.
Khoai lang là một trong những món ăn cung cấp dồi dào vitamin A cho bạn. Cà rốt, bí đỏ, dưa đỏ cũng có những giá trị dinh dưỡng tương đương.
6.    

Chúng ta không thể quên món cá trong thực đơn phòng bệnh của gia đình. Cá, hàu, tôm, cua, sò, huyết,… đều rất tốt cho cơ thể, tăng lượng bạch cầu, bảo vệ sức khỏe. Hơn nữa, các loại thực phẩm này là một nguồn phong phú Omega-3.
7.     Nho


Lợi ích của trái nho đã được khám phá ra từ rất lâu trong lịch sử loài người. Nho chứa nhiều vitamin C và tốt cho sức khỏe. Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn chanh, cam,…
8.     Súp lơ

Xúp lơ xanh hay trắng đều có chất chống oxy hóa với hàm lượng cao, đặc biệt là có gluthatione, chất chống lại virus. Xúp lơ giúp cơ thể khỏe mạnh, lại là nguồn dồi dào colin. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy ăn nhiều xúp lơ hơn nhé.
9.     Mật ong

Mật ong không chỉ bảo vệ họng của bạn mà còn chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch.
10.Trà

Trà đen và trà xanh có chứa nhiều L-theanine, một chất sẽ giúp ta đủ sức khỏe để chống lại các vi khuẩn, virus gây hại, bảo vệ sức khỏe, lại tốt cho răng miệng.
11.  Sữa chua



Sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa của bạn, nhờ đó tăng cường khả năng đề kháng của toàn cơ thể. Do đó, hãy nhớ đưa sữa chua vào danh sách các thực phẩm bổ dưỡng của bạn hàng ngày.

Nguyên nhân gây ra táo bón của các bé mà các mẹ ít biết - Cách ngăn ngừa và khắc phục

Những nguyên nhân gây táo bón từ thức ăn

- Các mẹ vẫn nghĩ rằng cho bé ăn nhiều hoa quả thì sẽ tránh được hiện tượng táo bón. Nhưng trên thực tế có một số loại quả nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều thì lại rất dễ gây táo bón ở trẻ như: chuối chín, táo. Ngoài ra, ngũ cốc, bánh mỳ, mỳ, khoai tây cũng góp phần gây táo bón nếu ăn quá nhiều.

- Nếu bạn cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và khi bước sang giai đoạn ăn dặm bé bị táo bón cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Bởi vì dạ dày của bé đã quen xử lý sữa mẹ dễ tiêu và lỏng. Đến khi ăn dặm bé phải tập tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn nên cũng dễ bị táo bón.

- Bé ăn thiếu chất xơ hay tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa (phômai, sữa công thức) cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón.

- Khi bé đổi từ bú mẹ sang bú bình hoặc đổi sữa công thức cũng rất dễ bịtáo bón nếu mẹ chọn sữa không phù hợp.
Làm thế nào để biết con bạn đang bị táo bón?

Có nhiều mẹ cứ thấy con không đi tiêu hàng ngày hoặc đi hơi khó khăn một chút là nghĩ ngay đến táo bón. Tuy nhiên theo bác sĩ Lowri Kew (người chuyên nghiên cứu về táo bón ở trẻ) cho biết: "Có những bé cách ngày mới đi tiêu hoặc rất khó chịu khi làm việc này, nhưng điều đó không có nghĩa là con bạn bị táo bón. Nếu bé nhà bạn ‘đi’ từng viên như phân thỏ hay phân dê, cứng và có vẻ bị đau thì lúc này mẹ mới nên nghĩ đến táo bón". 

Những biểu hiện của bé bị táo bón như sau:

- Khoảng cách giữa 2 lần đi tiêu dài (hơn 3 ngày).

- Phân rắn, nhỏ như phân dê hoặc quá to.

- Bé đi tiêu khó khăn, không tự "đi" được, đau, són phân, kêu khóc và rất sợ đi tiêu. 

- Có thể kèm theo các triệu chứng như đau bụng (có thể thấy bé quấy khóc, ưỡn bụng lên), lên cân chậm, chán ăn, ăn uống kém, nôn; Bụng trướng, sờ có nhiều cục phân ở khung đại tràng (thường là bác sĩ mới phát hiện ra).

Các biện pháp khắc phục táo bón cho trẻ

- Với những bé mới tập ăn dặm, mẹ có thể cho bé uống 30-60ml nước ép quả pha loãng như nước ép mận (nho, táo) 2 lần/ngày. Nước ép táo và nho có chứa đường và pectin tự nhiên, giúp bé giảm táo bón.

- Nếu bé đã ăn dặm một thời gian dài mà vẫn bị táo bón, mẹ hãy thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn của bé để “đầu ra” được dễ dàng. Những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ gồm: lê, đào, mận, mơ, đậu Hà Lan, rau bina. 

Bác sĩ Lowri Kew cho biết, để nhận biết loại đồ ăn nào giàu chất xơ không khó, vì có thể quan sát bằng mắt. Các mẹ dễ dàng nhìn thấy sợi xơ trong một số thực phẩm, chẳng hạn những sợi xơ trong một múi cam. Các loại thực phẩm giàu chất xơ đều có “da” bao bên ngoài như các loại đậu đỗ, đậu Hà Lan, ngô…

Ngoài ra, cũng nên tránh cho bé chuối, sốt táo, hạn chế bột gạo vì chúng làmtáo bón nặng hơn. 
Cuối cùng, một nguyên tắc căn bản để tránh táo bón cho trẻ là mẹ hãy cho bé uống đủ nước, chú trọng đến chất xơ trong thực đơn của bé.

Ngoài những biện pháp trên, mẹ có thể áp dụng song song với những cách sau sẽ giúp quá trình điều trị táo bón hiệu quả hơn:

- Massage bụng cho bé: Nhẹ nhàng xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ. Đặt tay của bạn ở rốn của con, tiếp đến xoa theo chuyển động tròn. Di chuyển tay mẹ từ trung tâm (rốn bé) ra ngoài.

- Động tác "đạp xe": Đặt bé nằm ngửa, nhẹ nhàng chuyển động hai chân của bé như đang đạp xe. Cách này có thể thay thế cho massage bụng nói trên. Nó cũng rất hiệu quả khi bé bị trướng bụng, đầy hơi.

- Tắm nước ấm: Các bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên cho bé đang bị táo bónđi tắm nước ấm. Tắm xong, bạn nên kết hợp với massage bụng cho con


  • -         Sử dụng sản phẩm Big BB chiết xuất rau diếp cá, giúp nhuận tràng làm mềm khuôn phân. Ngoài ra trong Big BB còn có Lysine, Taurine giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng và ăn được nhiều hơn. Immugama giúp tăng cường sức đề kháng về hệ hô hấp cho trẻ cần thiết trong khoảng thời gian giao mùa này

Mẹ dạy con cách tự lập


Thế giới đôi khi tràn ngập lời nói dối, tràn ngập những hình thức xa hoa nhưng con hãy sống thực nhé, đừng chạy theo cái hình thức bên ngoài. 

Một buổi sáng ngồi xem lại các đoạn clip ghi từng khoảnh khắc con lớn, giờcon đã là một cậu bé chập chững rồi. Mẹ ngồi đây ngẫm nghĩ cho quá khứ, hiện tại và tương lai của con trai, lo lắng, hy vọng, hạnh phúc. Nhớ lại từ lúc mang bầu con đến khi nuôi dưỡng, xen lẫn niềm hạnh phúc cũng có những nỗi buồn và tủi hờn. Lúc mang thai con, vì công việc ở công trường xa xôi, khói bụi ô nhiễm, cộng với cơ địa không tốt, mẹ đã bị dị ứng thai trầm trọng, các vết lở loét lan ra toàn thân, ngứa ngáy khó chịu nhưng mẹ cũng cam chịu vì muốn tốt cho con.

Mẹ đã nghiên cứu tài liệu và biết đó là triệu chứng dị ứng thai, ông bà không tin lại cho rằng mẹ bị mắc một chứng bệnh kỳ lạ nào đó bởi tại sao lại xảy ra với mẹ mà không xảy ra với bà nội con hay bất kỳ người phụ nữ mang thai nào mà ông bà đã thấy. Mẹ giải thích nhưng luôn bị gạt đi và cho rằng mẹ cãi lời, hỗn láo với ông bà. Nhiều loại thuốc được đưa ra nhưng mẹ từ chối vì có tác dụng không tốt với thai nhi, điều đó càng làm ông bà trách mẹ, nói mẹ là người ích kỷ.

Ba con cũng chẳng thể giúp mẹ nhiều vì dù sao vẫn là con của ông bà. Sau một thời gian buồn cho số phận, mẹ đã quyết tâm phải tự mình tìm hiểu và chịu đựng. Bao nhiêu đêm mất ngủ vì ngứa ngáy, mẹ đã đọc rất nhiều bài báo, thông tin về bệnh dị ứng thai, biết rằng trên thế giới rất phổ biến, không có biến chứng gì với thai nhi cả. Sau khi sinh, các vết lở loét sẽ tự lành lại mà không cần thuốc men gì. Lúc này đây, mẹ chỉ biết im lặng, không muốn chia sẻ gì với ông bà nữa vì có nói cũng không hiểu.

Đến khi sinh con ra, con khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác, mẹ thở phào nhẹ nhõm, rồi mẹ cũng bình thường, da dẻ hồng hào, mọi vết lở loét biến mất như thông tin mẹ đã tìm hiểu. Ba con luôn bận rộn với những chuyến đi nước ngoài, bận chạy theo sự nghiệp nên không thể trực tiếp chăm con. Vì con là cháu đầu tiên của hai bên nội ngoại nên mẹ xác định đó sẽ là áp lực, có rất nhiều ý kiến, cách dạy cháu, dạy con mà mẹ phải nghe theo nếu muốn làm ông bà hai bên vui lòng, như một bài văn mẫu được truyền từ đời này qua đời khác, nhưng như vậy có thực sự tốt cho con hay không?

Suy cho cùng, con là con của ba mẹ, không phải con của ông bà, tại sao ông bà lại tạo áp lực bắt phải nuôi con theo cách ông bà muốn. Mẹ muốn con trai tự quan sát, tìm hiểu, tự làm được mọi thứ cơ bản nhất, con trai của mẹ biết tự đứng dậy khi té ngã, muốn đi đến hướng con muốn đi. Mẹ không muốn con giống như nhiều bé mẹ đã quan sát xung quanh, luôn bị ép ăn, ép ngủ, đi chơi là luôn được rào chắn xung quanh hay ngồi đờ đẫn trên chiếc xe được ông bà/ ba mẹ đẩy đi.

Như thời ngày xưa, mẹ không cảm thấy tình cảm ấm áp trong gia đình mình vì mọi thứ đều là “không”, “phải”, hay khi có ý kiến sẽ bị cho là cãi lời cha mẹ, hỗn láo, muốn mua cái gì đó sẽ bị coi là đua đòi, hay phải nhìn vào tấm gương của anh/ chị hay người khác mà sống theo. Mẹ tự hỏi mỗi người một cuộc sống khác nhau, tại sao phải giống một ai đó về suy nghĩ, lối sống hay lời nói? Mẹ dạy con tự đi ngủ, dạy con biết đói thì ăn dù rằng con khóc rất nhiều, hét rất nhiều. Mẹ để con khóc, con mệt, thế con mới biết giá trị của giấc ngủ. Giấc ngủ là quan trọng với con, mẹ để con hét rồi con sẽ ăn.

Khi con bị bệnh, mẹ lo lắng rất nhiều nhưng không thể nôn nóng, phải xem xét con bị bệnh nặng hay nhẹ mà có hướng giải quyết. Mẹ muốn tự nuôi con mà không cần nhờ đến ông bà giống như các bà mẹ khác. Kết quả là gì? Mẹ bị mắng thậm tệ, ông bà luôn dùng những từ cay nghiệt để nói mẹ những lúc con ốm đau, rồi ba con ở xa luôn nhận được email cập nhật tình hình “xấu xa” của mẹ. Mẹ rất buồn nhưng bù lại con biết tự đi ngủ, sáng dậy sớm gọi mẹ dậy, khi con muốn ăn chỉ vào đồ ăn, khi té ngã con tự đứng dậy và con biết buông tay mẹ tự khám phá tìm hiểu xung quanh.

Mẹ không thể cho con nhiều thứ như ước mơ ba con muốn tạo dựng, một nền giáo dục, y tế, dịch vụ tốt hơn nhưng mẹ sẽ cho con sự tự lập và biết lắng nghe ý kiến. Thế giới đôi khi tràn ngập lời nói dối, tràn ngập những hình thức xa hoa nhưng con hãy sống thực nhé, đừng chạy theo cái hình thức bên ngoài. Hãy đi về hướng con muốn đi và buông tay ba mẹ khi con sẵn sàng. Mẹ yêu con, con trai của mẹ.

Bạn đã biết gì về viêm xoang?

Viêm xoang là một bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, do viêm các xoang cạnh mũi - đa số bởi nhiễm trùng. Viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa, còn mạn tính thì phải điều trị ngoại khoa.

Viêm xoang cấp tính theo thứ tự thường gặp là:
1.     viêm xoang hàm,
2.     viêm xoang sàng,
3.     viêm xoang trán,
4.     viêm xoang bướm,
5.     viêm nhiều xoang một lúc
Nguyên nhân gây viêm xoang
- Phổ biến nhất là do viêm mũi, do cảm, cúm, đôi khi do viêm họng, do răng. Ngoài ra có thể do tắm (nhảy cầu, lặn) do chấn thương, do áp lực thay đổi đột ngột khi đi máy bay do dị vật ở mũi...do biến chứng gây viêm xoang của các bệnh cúm, sởi, ho gà, viêm phổi do phế cầu khuẩn.
- Vi sinh vật gây viêm xoang cũng là những vi sinh vật gây viêm nhiễm đường hô hấp trên
Triệu chứng
Có tất cả 4 triệu chứng chính:
Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:
-  Xoang hàm: nhức vùng má.
- Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
- Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.
- Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.
Chảy dịch: Viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ.

Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới bị hay bị lâu năm, dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, khẳn.

Nghẹt mũi: Đây là triệu chứng vay mượn của mũi. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.
Điếc mũi
- Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
- Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi. Viêm xoang dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên.
- Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.
Lưu ý: Cần phân biệt với các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài vào buổi sáng hoặc khoảng 10h tối, thường có chảy dịch mũi trong suốt, không màu và nghẹt mũi.
Điều trị
- Giữ nhiệt độ trong nhà vừa phải, xông mũi bằng hơi nước nóng, uống nước nhiều để làm loãng các chất tiết. Nếu viêm xoang do vi trùng, bác sĩ có thể cho bạn uống một đợt kháng sinh từ 10 - 14 ngày. Thuốc chống sổ mũi có thể giúp mủ và chất nhầy thoát ra, nhưng cũng phải cẩn thận khi dùng vì có thể gây hại nhiều hơn lợi khi làm khô mũi quá mức và các chất không thoát ra ngoài được.
- Kèm theo điều trị bằng thuốc, có thể rửa xoang bằng phương pháp Proetz. Phương pháp này rất hiệu quả, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu sau vài lần rửa. Nếu viêm xoang không bớt khi dùng thuốc, có thể gây tê và chọc xoang để thoát các chất ứ đọng và phải mổ xoang trong trường hợp vẹo vách ngăn.
Nội khoa
- Có thể dùng lá cây cứt lợn giã lấy nước, nhỏ vào mũi.
- Hoặc dùng nước muối sinh lý ngâm ấm 30 độ C + vài lát tỏi. Sau đó dùng xilanh (bỏ mũi kim) bơm vào mũi.(tác dụng đặc biệt, rất dễ chịu)
- Cách đơn giản hơn là sử dụng sản phẩm Tomonal được chiết xuất từ cao tô mộc có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn hiệu quả kết hợp vớ Bromelain: là một hỗn hợp của các enzyme được tìm thấy trong tự nhiên trong nước trái cây và trong than cây dứa. Bromelain có tác dụng chống viêm cho các trừong hợp viêm khớp, viêm xoang và xưng mũi. Có một số bằng chứng cho thấy Bromelain có thể làm giảm sưng,bầm tím,tiêu viêm và đau sau khi phẫu thuật và chấn thương.Ngoài ra Bromelain có tác dụng hoạt huyết.

 Sử dụng để giảm và hết hẳn ổ viêm hết hiện tượng chẩy mủ ổ viêm, giảm đau, hoạt huyết và giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, nghẹt mũi...

Phòng ngừa
Việc quan trọng vẫn là tránh viêm mũi. Chúng ta không nên ở những nơi không khí bị ô nhiễm (bụi, khói, thuốc lá...). Nếu cơ thể bị dị ứng với một chất hay thức ăn nào đó, chúng ta hãy tránh xa. Ăn uống đầy đủ để có sức đề kháng. Vệ sinh thân thể, năng rửa tay, rửa mặt, không tắm ở nơi nước bẩn là những biện pháp phòng ngừa có hiệu quả.