vchat

Hạnh phúc chẳng ở đâu xa

Hạnh phúc ở ngay trong gia đình bạn chớ đi tìm nó ở nơi địa đàng của kẻ xa lạ.

Gia Đình

Người ta có thể đến nhiều nơi nhưng chỉ có một chốn để quay về đó là Gia Đình

Tương lai

Không thể nào thay đổi được ngày hôm qua. Nhưng hôm nay ta vẫn còn cơ hội

Mẹ

Trái tim của người mẹ là vục sâu muôn trượng, mà ở đó bạn luôn tìm được sự tha thứ.

Cha

Người cha chính là người thầy đầu tiên của những đứa trẻ.

Bé từ 1-3 tuổi và nguyên tác ăn uống mẹ cần biết

Cha mẹ nên là người quyết định thời điểm và món ăn cho bé. Bé sẽ được tự do quyết định khối lượng thức ăn theo nhu cầu.
Ngoài ra, có những nguyên tắc ăn uống khác mẹ nên biết:

- Nên thiết lập thời gian hợp lý giữa các bữa chính và bữa phụ. Không nên để cho bé ăn vặt suốt ngày. Khi đã no bụng, bé không còn cảm giác thèm ăn những bữa chính nữa.

- Thời gian giới hạn cho những bữa phụ là 10-15 phút, bữa chính là 30 phút hoặc chậm nhất là 40 phút. Bạn nên dọn sạch thức ăn thừa trên bàn cho bé sau giờ ăn. Nếu bé bỏ thừa nhiều trong bữa chính, bạn nên tìm cách cắt giảm đồ uống và thức ăn vặt trong ngày cho bé. Nhiều bé có thể ngồi lì, quấy khóc hàng tiếng đồng hồ nếu bạn ép bé phải ăn hết.

- Bữa ăn phụ của bé phải cách bữa chính ít nhất 1-2 giờ đồng hồ.

- Bạn nên cho bé ăn cùng gia đình càng nhiều càng tốt. Không khí vui vẻ sẽ kích thích bé ngon miệng.

Những nguyên tắc ăn uống cho bé 1-3 tuổi mẹ nên biết

Bạn tránh ép bé phải ăn sạch thức ăn trong bát. Bé sẽ ăn khi đói và dừng lại khi no. 


- Bé có thể từ chối những món mới trong cả tuần lễ. Bạn nên đợi khoảng vài ngày sau đó, rồi cho bé thử lại món ăn này. Nên nhớ rằng, việc bé ngại tiếp xúc với đồ ăn mới là khá phổ biến (nhiều bé phải thử đến lần thứ 10 trước khi chấp nhận món mới). Bạn không nên quá vội vàng bỏ cuộc. Kiên trì cho bé thử thức ăn từng chút một, chắc chắn bạn sẽ thành công.

- Nên cho bé thử đồ ăn mới với những món tương tự món cũ. Nếu bạn muốn cho bé ăn nấm, có thể trộn nấm vào canh rau. Chỉ nên đưa một món mới cho một bữa ăn của bé. Sau đó, bạn xét xem thái độ cũng như dấu hiệu dị ứng thức ăn của bé.

- Cân nhắc khẩu phần dành cho bé. Khẩu phần của bé thường ít hơn người lớn từ 2-3 lần. Bạn nên chia nhỏ phần ăn trong ngày cho bé thay vì “nhồi nhét” thức ăn vào một bữa lớn. Điều này khiến bé khỏe mạnh, lại không làm cha mẹ stress vì thúc ép bé ăn.

- Gia tăng những trò chơi vận động cùng bé. Đi xe đạp, dạo chơi với chú cún con, chơi cát trong công viên, chơi bóng, chạy nhảy hoặc bất kỳ hoạt động thể chất nào có tác dụng giúp bé tiêu hao năng lượng thừa, kích thích sự ngon miệng.

- Động viên bé vui chơi ít nhất 1 giờ đồng hồ mỗi ngày.

- Không nên biến bữa ăn của bé thành trận chiến. Bạn không nên quát tháo, mắng mỏ, đánh đập bé trong khi ăn. Nên giữ thái độ bình tĩnh cho dù thời gian cho bé ăn kéo dài hàng giờ đồng hồ. Không khí thoải mái là chìa khóa giúp bé tiêu hóa tốt và không sợ ăn.

- Bạn tránh ép bé phải ăn sạch thức ăn trong bát. Chuyên gia cho rằng, bé thường ăn uống theo bản năng chứ chưa hình thành ý thức tiết kiệm. Bé sẽ ăn khi đói và dừng lại khi no. Chẳng bé nào có ý thức phải cố ăn để tiết kiệm hoặc vì muốn được tăng cân. Nhắc lại nguyên tắc dành cho bạn là nên cho bé ăn từng chút một.

Những nguyên tắc ăn uống cho bé 1-3 tuổi mẹ nên biết 2
Các bé sẽ thích ăn hơn nếu món ăn được trang trí đẹp mắt, mùi vị hấp dẫn. 


- Bạn nên chế biến thức phẩm cho bé dưới nhiều hình thức… Bạn sẽ biết bé yêu thích hình thức ăn nào nhiều hơn để đáp ứng đúng nhu cầu cho bé.

- Đặt vấn đề "thức ăn giúp bé khỏe mạnh" thay vì "Thức ăn tốt hoặc xấu". Nếu bạn dạy bé: “Kẹo không tốt cho con đâu”, bé sẽ trở nên ác cảm với kẹo. Thực tế, kẹo chỉ gây hại cho bé nếu được sử dụng nhiều. Trường hợp này, bạn có thể giải thích cho bé: “Ăn nhiều kẹo, con sẽ bị đau răng hoặc béo phì”.

- Không nên cho bé béo phì ăn kiêng mà nên kiểm soát khối lượng thức ăn cho bé. Bởi vì, bé chỉ có thể phát triển khỏe mạnh khi tiêu thụ lượng thực phẩm đa dạng.

- Nên làm mẫu cho bé. Nếu bạn muốn bé thích uống sữa, bạn nên đồng thời pha sữa làm hai cốc: bạn một cốc và bé một cốc.

Bám mẹ là nguyên nhân cản trở sự tự tin của bé

Càng lớn bé sẽ càng tách ra khỏi sự bao bọc của mẹ. Khi ấy, bé dần phát triển thành một cá thể riêng với suy nghĩ và hành vi của bản thân. Việc bám mẹ sẽ cản trở sự tự tin của bé.
Khoảng 2-3 tuổi, bé thường bám chặt mẹ khi có người lạ hoặc ở trước đám đông. Ở nhà, bé cũng chỉ muốn được mẹ chăm sóc chứ không phải là bố hoặc những thành viên khác trong gia đình.
Đây là đặc điểm tự nhiên của các bé. Vì bé thấy được cảm giác an toàn và hạnh phúc khi được bên mẹ mà không phải những người thân khác trong gia đình.

Khi bám mẹ trở thành rắc rối
Nếu bé bám lấy mẹ mọi lúc, mọi nơi: Bạn vừa quay vào bếp, bé đã khóc lớn và không chịu ăn; Bạn chào bé đi chợ, bé cũng nặc nằng đòi theo… có thể bé đã quá phụ thuộc vào mẹ. Bé sẽ xuất hiện cảm giác lo lắng, bất an khi không có mẹ bên cạnh. Yếu tố này hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển độc lập của bé.
Càng lớn bé sẽ càng tách ra khỏi sự bao bọc của mẹ. Khi ấy, bé dần phát triển thành một cá thể riêng với suy nghĩ và hành vi của bản thân. Sự dựa dẫm quá lớn vào mẹ sẽ cản trở sự tự tin của bé.
Bám mẹ sẽ cản trở sự tự tin của bé - Giáo dục - Tâm sinh lý trẻ - Cách nuôi dạy con trẻ - Giáo dục trẻ em - Làm cha mẹ - Tâm lý trẻ em
Giúp bé phát triển độc lập

Các nhà tâm lý chứng minh rằng, bé có xu hướng gắn kết tình cảm với người đã chăm nuôi bé trong giai đoạn đầu đời.
Nhóm bé thích bám riết lấy mẹ là vì những người mẹ này đã trở nên thân thuộc với bé từ lúc mới sinh (thường là nhóm bà mẹ ở nhà, nội trợ).
Điều này sẽ khác đi, nếu bà nội hoặc cô giúp việc trông bé khi còn nhỏ, khi ấy, thay vì bám lấy mẹ, bé có xu hướng gần gũi với những người chăm nom bé hơn.
Dù yêu thương bé nhưng bạn không nên ở bên cạnh bé 24/24 giờ mỗi ngày. Trường hợp bạn ở nhà nội trợ, bạn cũng nên tập tách bé. Chẳng hạn, trong lúc bé vui chơi hoặc xem tivi ngoài phòng khách, bạn có thể lau chùi, dọn dẹp phòng bếp bên cạnh.
Bạn không nên giúp những việc bé có khả năng: Nếu bé muốn bạn bóc hộ vỏ bánh, bật hộ tivi, bạn nên đề nghị bé tự làm sau khi đã hướng dẫn cho bé… Những lúc nhờ được người thân trông bé, bạn nên tranh thủ ra ngoài và hứa với bé, bạn sẽ quay về nhà ngay.
Nếu đã đi làm trở lại, thời gian đầu, bạn nên hạn chế việc liên tục gọi điện về nhà thăm hỏi bé. Bạn có thể giao ước với bé ngay từ đầu: “Mẹ đi làm đến chiều tối mới về. Con ở nhà ngoan nhé”. Bé sẽ quen dần với việc vắng bạn và thấy thoải mái dù không có bạn ở bên.
Sau khi quay về nhà, bạn nên an ủi bé, hỏi xem bé có nhớ bạn không… Bé sẽ không còn cảm giác tủi thân vì cho rằng bị mẹ bỏ rơi. Bạn cũng không nên quá lo lắng khi bé có xu hướng “lạnh nhạt” với mình.
Sự yêu thương có chừng mực từ cha mẹ sẽ giúp bé tự tin phát triển độc lập thay vì thói quen dựa dẫm hoặc ỷ lại.

Rụng tóc ở các mẹ sau khi sinh em bé và cách điều trị hiệu quả

Những yếu tố rụng gây rụng tóc ở phụ nữ đặc biệt là các chị em sau khi sinh em bé:

Hooc môn DHT
95% phụ nữ rụng tóc do chứng rụng tóc gây hói đầu (thường thấy ở nam giới). Đây là bệnh có tính di truyền mà thủ phạm chính là hooc môn DHT (dihydrotestosterone). DHT (dihydrotestosterone) là một hormone nội sinh trong cơ thể, do testosterone chuyển hóa thành. Hoạt lực của DHT mạnh gấp 5 lần so với testosterone, nên chất này được tạo ra khi cơ thể không có đủ testosterone
Hooc môn này làm cho da đầu co lại và ngừng sản sinh chân tóc mới. Hiện tượng rụng tóc như thế này thường xảy ra ở thời kì mãn kinh
.  
 Tóc nhờn

Ngay cả khi tóc đã rụng đáng kể thì lượng chất nhờn thải ra vẫn không giảm. Điều này làm cho lượng tóc ít ỏi còn lại trở nên thừa chất dầu, yếu và mỏng đi.
Bên cạnh đó, chất sebum (hỗn hợp của phần da đã chết và dầu tiết ra trên da) cũng chứa DHT, làm bít lỗ chân lông và ngăn chặn sự phát triển của tóc.

Thiếu cân bằng hooc môn

Sự thiếu cân bằng hooc môn là nguyên nhân nữa làm cho tóc rụng nhiều. Phụ nữ có mức độ rụng tóc khác nhau ở thời kỳ sau sinh, hay khi sử dụng thuốc tránh thai.
Khoảng 2 đến 3 tháng sau khi sinh, chân tóc bắt đầu chu trình sản sinh tóc mới, làm cho tóc cũ bị đào thải, lượng tóc rụng khá lớn.

Chế độ dinh dưỡng không cân đối

Tóc phản ánh tính trạng sức khỏe của bạn. Cơ thể, cũng như mái tóc, cần một chế độ dinh dưỡng cân bằng để phát triển khỏe mạnh.
Thói quen ăn quà vặt, thiếu hoa quả, rau xanh và các loại ngũ cốc khác sẽ làm giảm dinh dưỡng cho tóc. Các loại thực phẩm đóng gói nhiều khi lại là nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc vì trong thành phần có chứa nhiều đồng và natri, đồng thời chứa ít chất dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin.

Natri và đồng

Lượng đồng tập trung trên da dưới 1,7mg hoặc trên 3,5mg đều có thể gây rụng tóc hàng loạt. Lượng độc tố của đồng ở mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào khả năng trao đổi chất và chế độ dinh dưỡng của mỗi người. Natri cũng vậy, nếu trong cơ thể chứa nhiều natri cũng dẫn đến rụng tóc.
Phương pháp khắc phục hiệu quả:
Những nghiên cứu gần đây trong việc sử dụng phức hợp Kẽm (Zn) và axit amin L-arginine đã cho thấy tác dụng đem lại cân bằng của DHT và testosterone một cách tự nhiên, bền vững. Khi testosterone được tăng lên một lượng vừa đủ, cơ thể không có nhu cầu sản sinh DHT nữa, nhờ đó giảm được hàm lượng DHT trong máu một cách an toàn mà lại không đem lại các tác dụng phụ! Đây thực sự là một bước tiến mới trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh rụng tóc nhiều, hói đầu sớm, hiệu quả với 80% các trường hợp bệnh nhân!
Ngoài ra, khi kết hợp thêm các axit amin L-carnitine fumarate và vitamin B5 sẽ giúp cân bằng trao đổi lipid, nhờ thế có thể giảm lượng bã nhờn ở trên da và chân tóc, làm cho da đầu se khô, chân tóc chắc khỏe, bớt gãy rụng. Đồng thời, việc bổ sung Hà thủ ô và vitamin H (Biotin) sẽ là một nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu đầy đủ giúp cho tóc mới mọc nhanh hơn, thân tóc mập và bóng mượt hơn!
Để trị dứt điểm bệnh rụng tóc, nhất thiết phải trị từ nguyên nhân bên trong. Để đảm bảo hiệu quả, an toàn, nhất thiết phải tuân theo những quy luật tự nhiên. Việc chữa trị có thể vì thế mà mất nhiều thời gian hơn (có thể 2 đến 3 tháng thay vì 1 đến 2 tuần sử dụng thuốc) nhưng bù lại sẽ bền vững, an toàn hơn và đặc biệt là không có tác dụng phụ. Gần đây, viên uống Maxxhair đang được đông đảo người tiêu dùng cả nam lẫn nữ lựa chọn, như là một giải pháp hiệu quả cho tóc, an toàn cho người sử dụng 

Hiện tượng rụng tóc này có thể kéo dài tới 8 tháng và phải mất rất nhiều thời gian để tóc mọc trở lại. Do đó, các bà mẹ nên quan tâm chăm sóc tóc ngay từ khi chưa quá muộn.
Để chăm sóc tóc, các bà mẹ nên mua cho mình một loại nước dưỡng đặc biệt, nó cho phép chăm sóc tới tận chân tóc. Mát xa tóc với loại nước dưỡng này hàng ngày để cho nước dưỡng ngấm sau vào da đầu và chân tóc. Nó có tác dụng giúp tóc tăng độ đàn hồi, mượt mà và khỏe hơn.
Ngoài ra, tóc cũng rất cần được cung cấp các loại vitamin để tăng cường chất keratin giúp tóc chắc khỏe và chắc chắn rau xanh và hoa quả luôn cần được ưu tiên hàng đầu.
Các loại mặt nạ cho tóc nhằm tăng cường vitamin B5, B6 và B8 sẽ giúp tóc chắc khỏe và nhanh mọc trở lại (mặt nạ dưỡng tóc với dầu ô liu…).
Những biện pháp trên có thể được thực hiện trong 3 tháng. Sau thời gian này các bà mẹ sẽ thấy tóc được cải thiện rõ rệt.








Thời điểm vàng để tăng trưởng chiều cao tối ưu nhất cho trẻ

Để phát triển chiều cao cho trẻ một cách tối ưu, bạn cần nắm rõ những thời điểm nào là thời điểm vàng để cơ thể tăng trưởng chiều cao một cách nhanh nhất.
Có ba giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao đó là thời kỳ bào thai, giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi và giai đoạn dậy thì.
Trong giai đoạn 9 tháng mang thai, nếu người mẹ ăn uống tốt, tăng từ 10 - 25kg thì con sẽ đạt được chiều cao từ 50cm trở lên và có cân nặng khoảng 3kg lúc chào đời.
Trong 3 giai đoạn để phát triển chiều cao tối ưu, có thể nói giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi là giai đoạn phát triển chiều cao một cách mạnh mẽ nhất. Theo đó, trong 12 tháng đầu trẻ có thể tăng 25cm; ; 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm 10cm nếu được nuôi dưỡng tốt.
Trong giai đoạn dậy thì (con gái từ 10 - 16 tuổi, con trai từ 12 – 18 tuổi) cơ thể sẽ có 1 – 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 – 12cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.

Tại sao trẻ em Việt Nam thấp hơn trẻ em nước khác?
Theo TS.BS Từ Ngữ (Phó chủ tịch - Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam) Có một điều đáng quan tâm là đa số trẻ em Việt Nam sinh ra với chiều dài trên 50cm, tức không khác biệt bao nhiêu so với chiều dài lúc sinh của trẻ em nước khác.
Những năm đầu đời, độ chênh lệch này cũng không nhiều. Thế nhưng từ khoảng 3 tuổi trở đi, khoảng cách chiều cao giữa trẻ em Việt Nam và trẻ em các quốc gia khác trên thế giới lại lớn dần. Đến độ tuổi trưởng thành, thanh niên Việt Nam thấp bé hẳn so với thanh niên các quốc gia khác trên thế giới.
Nhìn suốt “chặng đường” ấy, có thể thấy đây là kết quả do sự nuôi dưỡng và chăm sóc không phù hợp, làm mất tiềm năng chiều cao trên con đường trưởng thành của trẻ.
Cũng theo TS.BS Từ Ngữ, các bậc phụ huynh nên chú trọng đặc biệt đến giai đoạn 3-10 tuổi của trẻ, vì nhiều bậc cha mẹ cho rằng đây là giai đoạn “không quan trọng” nhưng kỳ thực, nó đóng vai trò quyết định đến 60% tiềm năng phát triển chiều cao ở trẻ.
Dinh dưỡng thế nào để phát triển chiều cao tối ưu?
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Trưởng bộ môn dinh dưỡng, trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch TP HCM, quan trọng nhất của việc tăng chiều cao là dinh dưỡng phù hợp, tức là phải cung cấp các chất dinh dưỡng đúng theo nhu cầu của trẻ trong từng giai đoạn phát triển.

Giai đoạn Nhũ nhi: Thời kỳ nhũ nhi cần được bú mẹ hoàn toàn, đến 6 tháng tuổi cho ăn bổ sung. Một ngày cho trẻ ăn 3 bữa ăn chính vào sáng, trưa, tối và thêm 2-3 bữa phụ vào giữa buổi sáng và sau giấc ngủ trưa để giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao hàng tháng đúng tiêu chuẩn. Thức ăn cần đủ 4 nhóm chất là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất, đồng thời phải phong phú chủng loại thực phẩm, tốt nhất nên có trên 20 loại thức ăn mỗi ngày.
Các chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng chiều cao gồm: chất đạm (protein) rất cần để cơ thể tăng trưởng và phát triển. Thức ăn chứa nhiều đạm là thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đậu nành.
Gia đoạn 3 – 10 tuổi: Giai đoạn này, năng lượng cung cấp cho trẻ phải đủ, phù hợp với lứa tuổi, không quá dư vì dễ dẫn tới béo phì, cũng không quá ít vì dễ đưa đến suy dinh dưỡng.
Bữa ăn của trẻ bao giờ cũng phải đầy đủ 4 nhóm: đạm - bột - béo - rau. Chất đạm nên chiếm khoảng 10-15% tổng năng lượng nói chung, tinh bột chiếm 60-65% và chất béo 10%.
Nên cho trẻ ăn đa dạng không kiêng khem, không ăn uống thiên lệch. Các vi chất cần thiết trong giai đoạn này gồm: Vitamin và khoáng chất  có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ. Canxi có nhiều trong sữa, cua, ốc, tôm, tép, đậu nành và các loại rau, trong đó sữa là quan trọng nhất, canxi trong sữa dễ hấp thu do có vitamin D và phospho với tỷ lệ hợp lý. Ngoài ra, sữa còn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và nguồn đạm có giá trị sinh học cao, chứa đủ các acid amin thiết yếu.
Vitamin A vừa giúp phòng chống khô mắt, tăng sức đề kháng chống nhiễm trùng, vừa góp phần trong việc phát triển chiều cao, các thức ăn giàu vitamin A là sữa, trứng, cá, gan, thịt...
Sắt, kẽm cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chiều cao. Sắt có nhiều trong thức ăn động vật như gan, huyết, thịt, cá... và các loại đậu đỗ, rau dền. Kẽm có trong con hàu, gan heo, thịt bò, sữa, lòng đỏ trứng, sữa đậu nành...
Giai đoạn dậy thì: Một ngày trẻ phải đảm bảo ăn được 2.200 - 2.400 calo, tức tương đương với lượng ăn của người trưởng thành,. Năng lượng là tiêu chuẩn để xác định ăn thiếu, đủ hay thừa. Năng lượng được tạo ra bởi các chất dinh dưỡng là đạm, béo, bột đường nên các chất này cần phải có một tỷ lệ hợp lý thì mới đạt hiệu quả tối ưu là vừa cung cấp năng lượng, vừa cung cấp chất dinh dưỡng cấu tạo nên cơ thể.
Trẻ dậy thì phát triển cơ bắp nên lượng đạm cần cao hơn người trưởng thành. Chất đạm chiếm  14 - 15% năng lượng (70 - 80 g/ ngày). Lượng đạm lấy từ thực phẩm như  thịt, cá, trứng, sữa, tôm cua, các loại đậu... (khoảng 200 - 300 g/ngày).
Vì đạm động vật nhiều chất sắt, là chất tạo máu nên khuyến khích trẻ ăn nhiều đạm động vật (đạm động vật nên chiếm trên 30% lượng đạm chung). Ví dụ, trẻ cần ăn 80 g đạm thì có thể ăn 150 g thịt hoặc cá, còn lại là ăn khoảng 200 g các chế phẩm từ sữa (yaourt), từ đậu (tàu hũ).
Chất béo là chất cung cấp năng lượng cao và là dung môi tăng hấp thu vitamin D (rất cần cho sự hấp thụ canxi) nên cần chiếm 20 - 25% (50 - 60 g/ngày). Chất béo no có trong thức  ăn chứa đạm động vật còn chất béo chưa no thì  phải bổ sung bằng dầu ăn và cá.
Bột đường là chất cung cấp năng lượng chính chiếm 60 - 70% năng lượng (300 - 400 g), là những thực phẩm giàu bột đường như gạo, bột mỳ, khoai củ... Nên chọn những loại bột đường thô để cung cấp chất xơ tốt cho đường tiêu hóa và phòng chống béo phì.

Ngoài ra, do tăng trưởng nhanh nên nhu cầu về vitamin và muối khoáng cũng rất cao như:
Canxi: mỗi ngày cần 1.000 - 1.200 mg. Canxi có nhiều trong sữa, các chế phẩm từ  sữa như pho-mai, yaourt hoặc trong những loại đậu, trong xương cá, cua đồng. Ít nhất một ngày cần uống 300 - 500 ml sữa. Thiếu canxi trẻ sẽ dễ bị "vọp bẻ", loãng xương...Bổ sung canxi bằng cách sử dụng: Liquid calcium, Extra Bone
Sắt: mỗi ngày cần 18mg, trẻ gái cần hơn trẻ trai do mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Sắt có nhiều trong thịt, cá, rau xanh (rau ngót, rau muống...). Thiếu sắt trẻ sẽ bị thiếu máu triệu chứng là mệt mỏi, hay quên, buồn ngủ, da xanh...
I ốt: khoảng 15 mcg mỗi ngày. I ốt có nhiều trong hải sản và phải sử dụng muối i ốt khi nấu ăn. Thiếu i ốt trẻ sẽ  bị bướu cổ, kém thông minh...
Các nhu cầu vitamin nhóm B, C, A, D, axit folic... cũng cao do tăng chuyển hóa năng lượng. Vì vậy, cần phải ăn đa dạng thực phẩm và là những thực phẩm tươi càng ít qua chế biến thì càng ít mất chất dinh dưỡng. Lượng rau cần thiết trong ngày là 300 - 500g.
Để phát triển chiều cao một cách tối ưu, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, cần khuyến khích trẻ có lối sống năng động, tập thể dục thể thao thường xuyên. Ngủ đủ, ngủ sâu cũng làm hoóc môn tăng trưởng tiết ra nhiều, kích thích xương dài hơn.


Hội chứng tự kỷ ở trẻ em

Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu quốc gia Anh thì cứ 1000 trẻ thì có 4 trẻ bị mắc hội chứng tự kỷ và bé trai có nguy cơ mắc cao hơn ở bé nữ khoảng 3-4 lần. Bệnh tự kỷ đang có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây. Triệu chứng của tự kỷ thường được biểu hiện ở 3 năm đầu đời của trẻ. Bệnh tự kỷ làm suy giảm khả năng giao tiếp, hòa nhập cộng đồng, hạn chế nhận thức, khả năng cảm giác, cảm nhận của trẻ dẫn đến những hành động bất thường của trẻ.

1.     Biểu hiện của trẻ tự kỷ:
·        Bé quá ngoan:
Nếu con bạn rất ít khóc ở những tuần đầu tiên sau khi sinh (thậm chí không khóc khi đói sữa, tắm hay thay tã…) ở tháng thứ 2 – 3 không biết nhìn mẹ khi bú, không cười hoặc ít cười, có thể bé đã mắc bệnh tự kỷ một dạng rối loạn tâm thần ở trẻ em.
Các giao tiếp xã hội cũng bị cản trở lớn do trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ cũng như hiểu  ý nghĩa ngôn ngữ đó. Vì thế mà trẻ tự ti ngại giao tiếp, tránh tiếp xúc với thế giới bên ngoài, sống khép kín.
·         Ít biểu lộ cảm xúc
Những trẻ tự kỷ rất “ngoan” và cực kỳ dễ tính, cha mẹ đặt đâu thì ngồi yên đó. Trẻ thờ ơ với chung quanh và mọi việc, không sợ hãi khi người lạ ẵm bồng (thường thì ở tháng 7-8, trẻ đã biết lạ, khóc khi tiếp xúc với người không thân quen). Đặc biệt, trẻ không có một phản ứng nào khi cha mẹ bỏ đi; không có thái độ vồn vã, vui mừng (như quay đầu, đưa tay đòi bế, cười) khi gặp người thân quen…
Khi được bồng bế, cơ thể bé như đờ ra, không có trương lực hoặc gồng cứng thái quá mà mặt không hề biểu lộ cảm xúc nào. Cũng có thể trẻ từ chối mọi sự tiếp xúc cơ thể như ẵm bồng, nựng nịu, vỗ về mà ngồi một chỗ, có khi chui vào góc kẹt, chỗ tối, mắt nhìn một chỗ, trống rỗng, vô hồn…
·         Hành vi kỳ lạ
Khi lớn hơn, những trẻ này có khuynh hướng sử dụng đồ vật một cách nghèo nàn, đơn điệu. Bé có thể thích những đồ vật kỳ dị, hoặc lặp đi lặp lại mãi một việc gì đó (như xếp những mẩu gỗ, que củi rồi đạp đổ và xếp lại...). Có khi, bé xem người khác như đồ vật để chơi, hoặc mê mải cắn móng tay, nhai cổ áo, xé nhỏ giấy báo và các loại khác có thể xé được… Bé thường khó, thậm chí không chịu tiếp xúc với trẻ cùng trang lứa, hoặc có những hành vi kỳ dị, khác thường, phản ứng mãnh liệt thái quá, làm trẻ khác lo hãi.
Những trẻ tự kỷ có khuynh hướng định hình - định tính mọi việc có liên quan đến mình. Có thể đây là nhu cầu tối cần thiết nhằm duy trì một trật tự, một môi trường chung quanh y hệt như cũ để tự thỏa mãn và có cảm giác an toàn. Vì vậy, trẻ có thể phản ứng mãnh liệt nếu ai đó lấy đi một món đồ chơi kỳ dị, cái gối cũ, một cái áo sờn rách… của nó. Sự thay đổi kiểu tóc, quần áo của người trực tiếp chăm sóc cũng có thể gây ra phản ứng như trên.
Ở những trẻ này, thường xuất hiện những động tác được thực hiện lặp đi lặp lại thành nhịp (gật đầu liên tục, đập cằm xuống bàn, lắc lư thân mình, vặn xoắn tay chân, nhấp nháy mắt) và các hành vi bất thường (đánh hơi đồ ăn thức uống, đồ vật trước khi ăn hay tiếp xúc). Có khi trẻ cười sằng sặc kéo dài, hoặc khóc lóc không dừng được (xen lẫn những giai đoạn mệt lả hay kích động hành vi). Ngoài ra, trẻ cũng hay cười ngây ngô vô cớ, vùng chạy bất chợt, hành vi kỳ quặc, dị hợm, gây hấn với người thân.
2.     Nguyên nhân của bênh tự kỷ
Nguyên nhân của hội chứng tự kỷ đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Các nhà nghiên cứu mới chỉ đưa ra 3 giả thiết nguyên nhân của hội chứng tự kỷ:

·         Tổn thương não thực thể:
Có thể xảy ra trước khi sinh, ví dụ có những bà mẹ bị nhiễm siêu vi trùng trong 3 tháng đầu mang thai và các bệnh khác trong thời kỳ mang thai. Hoặc xảy ra trong khi sinh như: Trẻ sơ sinh đẻ non, bị ngạt hoặc vàng da nhân. Hoặc trẻ sau sinh như: Trẻ suy hô hấp phải thở máy, thở ô xy...Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ khá lớn.
·         Di truyền (gien):
Nghiên cứu qua các bệnh nhân đã điều trị thì thấy rằng yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân của Hội chứng tự kỷ. Đã có trường hợp 2 trẻ mắc Hội chứng tự kỷ trong cùng một gia đình. Hoặc có gia đình thì bà ngoài, dì ruột đều tự tử, cháu bị tự kỷ. Có gia đình thì 6 người đàn ông trong nhà không nói chuyện với nhau, lầm lũi như những cái bóng và có một đứa cháu bị tự kỷ, ....
·         Môi trường:
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tụ kỷ. Có thể do ô nhiễm môi trường như hoá chất, bụi khói... Một số gia đình có lối sống quá hiện đại như: thiếu sự quan tâm của bố mẹ, trẻ phải ở với người giúp việc đa số thời gian trong ngày, trẻ không được giao tiếo ra bên ngoài mà chỉ ở nhà xem ti vi...đó là ô nhiễm về lối sống.

- Hậu quả của Hội chứng tự kỷ rất nghiêm trọng: Nó ảnh hưởng không chỉ bản thân đứa trẻ, gia đình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Một đứa trẻ tự kỷ nếu được phát hiện và can thiệp sớm thì cơ hội khỏi hoàn toàn sẽ rất cao (lý tưởng là dưới 3 tuổi) trẻ sẽ phát triển tốt có thể có trẻ giao tiếp được bằng lời nói, ý thức được hành vi và độc lập được trong cuộc sống. Còn trẻ tự kỷ không được phát hiện sớm, hoặc phát hiện sớm nhưng gia đình không chấp nhận can thiệp và rơi vào tình trạng nặng, kèm theo chậm phát triển trí tuệ thì sau này sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tâm thần. Xét về bảng phân loại bệnh tật của Tổ chức y tế thế giới rất có thể trẻ tự kỷ sẽ trở thành bệnh nhân tâm thần.
3.     Cách điều trị:
Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể nào cho căn bệnh tự kỷ này. Mỗi trẻ thường có biểu hiện khác nhau vì thế ta có thể chọn các phương pháp điều trị phù hợp với bé nhất. Mục đích của điều trị là giúp trẻ có 1 cuộc sống bình thường nhất có thể.
·         Liệu pháp giao tiếp: Liệu pháp về giao tiếp sẽ giúp trẻ có những sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, hạn chế giao tiếp bằng những hình thức phi ngôn ngữ khác. Khuyến khích và động viên trẻ giao tiếp sẽ giúp trẻ tương tác được với xã hội, vượt qua những rào cản về tình cảm, tâm lý trong giao tiếp. Những câu chuyện về xã hội sẽ giúp trẻ hiểu được những sự việc đang diễn ra ngoài xã hội, phát triển cảm nhận, cảm giác và bộc lộ ý kiến của mình. Điều này cho thấy các bậc cha mẹ khi có trẻ bị tự kỷ nên dành nhiều thời gian và kiên nhẫn nói chuyện với con. Khi cha mẹ gần gũi, trò chuyện, trẻ sẽ quên và mất dần suy nghĩ ngại ngùng sợ sệt trong giao tiếp.

·         Liệu pháp hành vi: Liệu pháp hành vi giúp giảm các hành động bắt chước, những hành vi không phù hợp hoặc gây gổ ở trẻ. Liệu pháp này được áp dụng dựa trên niềm tin rằng sẽ phá vỡ một vài thói quen nào đó bằng cách xây dựng những thói quen mới. Cha mẹ có thể hướn dẫn trẻ xử lí một vài hành vi điển hình nào đó, thường xuyên động viên và khen thưởng mỗi khi chúng có những biểu hiện tốt.

·         Phương pháp y học: Thuốc hay các sản phẩm hỗ trợ có tác dụng kiểm soát đựơc những biểu hiện của bệnh. Việc cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết cũng như cân bằng chế độ ăn sẽ giúp trẻ giảm được các chấn động ở hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó còn giúp chống suy nhược và ổn định thần kinh cho trẻ như sản phẩm Vương Não Khang có thành phần từ tự nhiên giúp hoạt huyết tăng cường vi chất năng lượng cho não, tăng cường trí tuệ cho trẻ và hỗ trợ điều trị hiệu quả Hội chứng tự kỷ ở trẻ em.


Liên hệ: Lohha.com.vn

Tạo thói quen tốt để bé thành công trong tương lai

Bạn muốn bé nhà bạn lớn lên sẽ thành công? Hãy tập cho bé những thói quen tốt ngay từ bây giờ. Dưới đây là một số thói quen tạo nên những đứa trẻ thành công trong tương lai.

1.  Làm việc có kế hoạch 

Một số trẻ nhỏ thường không tìm thấy tất hoặc khăn quàng đỏ buổi sáng trước khi đi học hoặc mỗi lần đến kỳ thi lại cuống cuồng học đêm học ngày để bổ sung kiến thức… Bé nhà bạn có những biểu hiện như vậy không?
Nếu có, bạn cần kiên nhẫn và quyết tâm “xử lý” thói quen làm việc (học hành) không theo kế hoạch của bé. Có thể bé chưa biết cách nên bạn cần hướng dẫn bé trước khi làm việc gì cần phải suy nghĩ xem làm như thế nào, bắt đầu từ đâu, định làm trong bao lâu và bao giờ thì xong. Bạn vừa phải là người hướng dẫn, giám sát và đôi khi lại phải “đóng vai” bạn đồng hành với bé trong lúc thực hiện công việc.

2. Tập thể dục hàng ngày

Hiện nay, nhiều trẻ nhỏ (mà thực chất là các vị phụ huynh) chỉ biết đến học mà quên mất cần phải rèn luyện cơ thể hàng ngày. Không cần mất quá nhiều thời gian, mỗi ngày chỉ cần dành ra 15 – 30 phút để tập thể dục hoặc tham gia hoạt động thể thao có tác dụng rất tốt. Bé không chỉ được giải phóng về mặt cơ thể mà tinh thần còn được thư giãn, giảm bớt áp lực học hành.
Thói quen rèn luyện cơ thể mỗi ngày là một hoạt động lành mạnh và rất có lợi cho sức khỏe của bé. Đặc biệt sau này khi lớn lên, phải tham gia vào nhiều hoạt động và chịu nhiều áp lực của cuộc sống, nếu có nền tảng thể lực tốt, bé sẽ có lợi thế hơn nhiều người khác.

3. Vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày

Rửa tay trước khi ăn cơm, đánh răng vào mỗi tối, vệ sinh cá nhân hàng ngày, quần áo luôn gọn gàng, sạch sẽ, không nhổ nước bọt và vứt rác bừa bãi... là biểu hiện của một công dân tương lai hiểu rõ cách bảo vệ sức khỏe bản thân và lối sống văn minh, lịch sự, yêu quý bản thân mình và tôn trọng người khác. 
4. Không dựa dẫm vào người khác khi làm việc của mình

Tự mình làm việc, học tập là để tích lũy kinh nghiệm và “xây dựng” sức mạnh trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Vì vậy, nếu bé nhà bạn cứ đợi phải nhắc mới đi tắm, học bài, đánh răng… hoặc mỗi khi gặp bài tập khó hay việc khó đều chỉ biết chờ bố mẹ làm hộ mà trước đó không tự mình nghĩ cách thì đó là dấu hiệu cho thấy lớn lên bé có nguy cơ trở thành người chỉ biết ỷ lại và dựa dẫm vào người khác.

5. Mỉm cười với người khác

Shelley – nhà thơ người Anh – từng viết: “Nụ cười, đó là biểu hiện của lòng nhân từ, là suối nguồn của niềm vui và là cách dễ nhất để tiếp xúc với người khác”.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hay gặp phải những tình huống rất dẫn đến mâu thuẫn, từ chuyện nhỏ như bị dẫm lên chân, bị xô đẩy trên xe buýt… đến chuyện lớn như bị nói xấu sau lưng, bị vu oan… Với những tình huống như thế này, nếu biết mỉm cười trước khi tỏ ra tức giận và buông lời lẽ cay nghiệt thì bạn đã làm giảm mâu thuẫn xuống nhiều lần, tránh được những rắc rối không đáng có, thậm chí có khi còn tạo được mối quan hệ tốt.
Vì vậy, ngay từ nhỏ hãy dạy bé luôn mỉm cười với người khác để nuôi dưỡng lòng khoan dung, độ lượng và thái độ mềm mỏng, suy nghĩ tích cực trước mọi thách thức trong cuộc sống sau này.

6. Đã nói là làm

Đây là biểu hiện của một con người có trách nhiệm, tự tin vào bản thân mình và luôn cố gắng vượt qua khó khăn.
Không quá khó để khẳng định một em bé có biểu hiện này khi lớn lên sẽ trở thành một người tốt, một công dân mẫu mực và cũng là người được bạn bè tin tưởng, được cấp trên tin cậy mỗi khi giao nhiệm vụ. Tính cách này đặc biệt quan trọng đối với các bé trai, bởi đây là một phần trong bản lĩnh của người đàn ông trưởng thành.

7. Biết sửa sai

Biết dũng cảm nhận lỗi đã là một biểu hiện đáng khen ngợi của bé nhưng biết suy nghĩ về lỗi lầm của mình, nhận thức về hậu quả gây ra để từ đó không mắc lại sai lầm lần nữa còn đáng biểu dương hơn. Bởi ngay cả người lớn nhiều khi cũng không có biểu hiện này.
Thói quen này của bé không phải tự nhiên sinh ra mà bạn phải là người phân tích và hướng bé có suy nghĩ sửa sai mỗi khi mắc lỗi dù nhỏ đến mấy. Nhưng cần chú ý là bạn đang dạy dỗ con chứ không phải là chỉ trích, phê bình. Đừng khiến bé quá sợ hãi đến nỗi đánh mất lòng tự tin khi làm các công việc tiếp sau đó. 


Thực phẩm tốt cho sự phát triển của trẻ

Những thực phẩm từ rau, củ, quả... đơn thuần mà lại giúp cho trẻ phát triền một cách toàn diện. Các mẹ hãy cùng tham khảo nhé!
Bí đao

Bí đao là một loại thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe của bé, chúng có chứa một lượng lớn vitamin A và C. Người mẹ có thể chế biến món ăn với bí đao suốt 4 mùa cho con. Chúng có tác thanh nhiệt làm mát ruột. 

Ngoài ra, bí đao còn có tác dụng trong phòng ngừa, chữa trị một số bệnh như táo bón, giảm viêm tấy, giảm ho ở trẻ nhỏ. Bí đao vốn là một loại rau quả mát mẻ, chỉ đứng sau dưa chuột, tương đương với cà chua. Nên khi cơ thể bé bị nhiệt, mẹ của bé cũng có thể chế biến món này cho bé, mẹ có thể ép lấy nước bí đao cho bé uống. 


Đậu lăng

Đậu lăng là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cung cấp protein, sắt cũng như chất xơ, folate và canxi cho trẻ. Đây là loại thực phẩm rất có lợi cho trẻ nhỏ vì chúng chứa các thành phần dinh dưỡng được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật. Đậu lăng cũng rất giàu kẽm – một khoáng chất cần thiết giúp trẻ tiêu hóa tốt, tăng cần đều đặn. 

Đậu lăng được ví như là một “cú đấm về dinh dưỡng” cho trẻ nhỏ. Chúng cũng là một trong những thực phẩm lành mạnh với giá cả phải chăng mà bạn có thể mua để chế biến đồ ăn cho bé.


Các loại rau màu xanh lá cây

Rau xanh lá cây tự hào thuộc nhóm rau có chất lượng đầu bảng, chúng chứa rất nhiều chất sắt và folate. Bạn có thể cho bé ăn rau bina, cải xoăn, củ cải, và rau xanh. 

Với rau xanh, mẹ của bé có thể thái nhỏ nấu với bột cháo cho bé ăn


Súp lơ xanh

Súp lơ xanh tràn đầy folate, chất xơ và canxi, beta caroten, chúng cũng được biết đến với đặc tính chống ung thư. Nhờ các hợp chất lưu huỳnh có trong đó, súp lơ xanh hay còn gọi là bông cải xanh có một hương vị độc đáo giúp khẩu vị của bé thêm đa dạng. Chúng được coi là “ông hoàng” của các loại rau trong việc chăm sóc sức khỏe cho bé. 

Mẹ của bé có thể hấp, luộc súp lơ để giữ được tối đa lượng vitamin C có trong chúng.

Đây là loại quả rất tốt cho mắt, não, chống lại bệnh tim mạch thậm chí là đường tiết niệu của trẻ nhỏ. Chúng được các chuyên gia y tế xếp hạng là trái cây có lợi cho sức khỏe nhất. 

Bạn có thể thêm quả việt quất vào chế độ ăn của trẻ, có thể cho vào khẩu phần ăn sáng của chúng hoặc một cốc sữa chua việt quất mát mẻ vào ngày hè oi ả là một ví dụ. 


Quả bơ

Trái bơ chứa nguồn dinh dưỡng phong phú của chất béo không bão hòa. Các chuyên gia y tế nhận định thành phần chất béo trong loại thực phẩm này tương tự như sữa mẹ. Chất béo không bão hòa rất tốt cho sự phát triển của não bé ngoài ra chúng còn chứa nhiều protein, vitamin A, E, C.

Trái bơ có chứa hàm lượng protein cao nhất so với các loại quả khác, tương đương với sữa. 


Thịt

Chẳng cần giải thích, ai cũng biết thịt là một loại thức ăn không thể thiếu trong sự hình thành và phát triển của bé. Chúng chứa một nguồn lớn kẽm và sắt. Thịt đóng góp vào quá trình phát triển chiều cao cho trẻ, ngoài ra protein trong thịt còn làm nhiệm vụ tăng độ kết dính của xương, giúp xương dẻo dai hơn.

Trong các loại thịt, thịt gà được xem là một trong những thực phẩm chứa lượng protein cao nhất. Tương tự như thịt gà, thịt bò cũng là một thực phẩm cung cấp protein dồi dào, rất tốt cho bé trong việc cải thiện và phát triển chiều cao


Nho khô

Nho khô có nhiều chất xơ và có thể giúp bé giảm nhanh chứng táo bón. Nếu bé nhà bạn còn nhỏ, bạn có thể nghiền chúng hoặc xay ra cho bé mút mát. Mận khô thúc đẩy sự phát triển của cơ thể của trẻ, giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch tốt.  

Chúng chứa hàm lượng lớn đường, axit hữu cơ, vitamin A, vitamin C, kali và sắt... những vitamin và khoáng chất rất tốt cho trẻ. 


Từ trước tới nay mọi người tưởng nhầm loại trái cây này chỉ có nhiệm vụ ăn cho vui miệng mà không biết chúng rất tốt cho trẻ nhỏ. 

Cam quýt

Quả cam rất giàu vitamin C, chất chống oxy hóa, họ nhà quýt cam là một trong những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của bé. Cam quýt cung cấp các loại vitamin thiết yếu giúp tăng cường năng lượng, cải thiện thị lực và làm lành vết thương. 


Các chuyên gia y tế cho biết, các loại trái thụộc họ cam quýt ngoài chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, chúng còn chứa nhiều vitamin A, có tác dụng giúp tăng cường sức khỏe của răng, da, xương và cải thiện thị lực. 

Nguyên nhân và cách phòng ngừa các bệnh về hô hấp ở trẻ em

Mùa nắng đã bắt đầu tới ở cả 2 miền Nam, Bắc, những đợt nắng găy gắt đầu mùa chính là nguyên nhân làm cho trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn thông thường.
Nguyên nhân gây nên các bênh đường hô hấp:
Do trẻ em có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, hệ hô hấp đang trong giai đoạn phát triển, môi trường sống với nhiều ô nhiễm, trẻ dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây hại,tiếp xúc với người bệnh, sức đề kháng yếu nên dễ mắc bệnh hô hấp khi thời tiết thay đổi.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ là do vi rút, vi khuẩn chiếm 70 – 80%. Vi rút gây bệnh bằng cách cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi, họng. Chúng xâm nhập vào tế bào niêm mạc nhân bản để phá hủy tế bào và lây sang tế bào bên cạnh. Cơ thể sẽ kháng cự với các tế bào IgA sẵn có và đội quân bạch cầu bảo vệ. Nhưng trong một số trường hợp, cơ thể tiêu diệt không hiệu quả virut từ đường hô hấp trên sẽ nhân bản và xâm nhập xuống tận đường hô hấp dưới và vào máu gây nhiều biến chứng


Cách phòng ngừa chung:
Đối với trẻ dưới 6 tháng hãy cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Vì bú sữa mẹ sẽ giúp cơ thể của trẻ tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh
Khi trẻ bước sang tuổi ăn dặm thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như  cà rốt, chuối, rau xanh …. để tăng cường hoạt động của  các chức năng trong cơ thể trong đó có hệ hô hấp
Giữ ấm cho trẻ vào ban đêm và sáng sớm. Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh. Nên mang khẩu trang cho trẻ khi ra đường. Hạn chế tối đa việc thay đổi chế độ sinh hoạt, nhất là việc ăn ngủ của trẻ. Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, khói nhang, bụi, nhất là trẻ bị hen phế quản. Đảm bảo vệ sinh thân thể, vệ sinh trong ăn uống. Chủng ngừa đầy đủ cho trẻ...
Cách điều trị thông thường hiện nay:
Nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ thường dùng kháng sinh hoặc các chế phẩm khác nhau của kháng sinh. Kháng sinh có ưu điểm là giảm nhanh các triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp nhưng trong quá trình sử dụng trẻ dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa như: táo bón, đi ngoài phân sống hoặc tiêu chảy...
Trong trường hợp tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài dễ dẫn đến tổn thương niêm mạc ruột và thiếu khả năng sản sinh niêm mạc ruột dẫn, hấp thu dưỡng chất kém, biếng ăn...
Để cải thiện tình trạng trên các bậc cha mẹ nên chủ động tăng cường sức đề kháng nội sinh cho trẻ. Đây chính là chìa khóa vàng để giúp trẻ chống lại bệnh tật trong những năm đầu đời. Tăng cường hệ thống miễn dịch cho trẻ bằng cách cho trẻ dùng các loại thực phẩm bổ xung vừa ngăn ngữa các vấn đề về hô hấp, không gây loạn khuẩn đường ruột mà còn kích thích trẻ ăn ngon miệng bổ xung các vitamin thiết yếu cho cơ thể trẻ như: Big BB
(Điện thoại tư vấn: 04 3566 6347 hoặc 04 6273 2030)


Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Vấn đề tiêu hóa ở trẻ luôn là mối quan tâm của nhiều bậc cha mẹ. Với những năm tháng đầu đời hệ tiêu hóa của trẻ rất non yếu do chưa phát triển hoàn thiện nên rất nhiều bé gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa là căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ đang trong giai đoạn sữa không còn là nguồn dinh dưỡng cho bé. Nguồn thực phẩm ngày nay có chứa rất nhiều những thành phần độc hại như chất bảo quản, thuốc trừ sâu, chất tạo màu, hương thơm thậm chí còn có các chất bị cấm sử dụng như formaldehyde, sudan… Bên cạnh đó việc sử dụng kháng sinh dài ngày khi trẻ bị nhiễm khuẩn như viêm họng, viêm phế quản cũng là nguyên nhân thường xuyên gây ra rối loạn tiêu hóa. Hệ tiêu hóa và hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ em chưa hoàn chỉnh, chưa thể thích ứng với những thức ăn khác ngoài sữa nên dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa và gây ra chứng loạn khuẩn đường ruột.
Có thể dễ dàng nhẫn thấy rằng trẻ bị rối loạn tiêu hóa thông qua các triệu chứng như: đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy, nôn ói, biếng ăn.
Nguồn gốc của hệ vi khuẩn đường ruột ?
Hệ vi khuẩn đường ruột của con người bao gồm hàng trăm tỷ vi khuẩn, bao gồm các vi khuẩn có lợi và có hại. Bình thường, trong cơ thể có một thế cân bằng vi khuẩn nhất định hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động sinh lý trong quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Trẻ mới sinh ra không có hệ vi khuẩn này. Trong quá trình bú sữa mẹ, tiếp xúc với môi trường và các thức ăn, nước uống vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua tay, chân, miệng hình thành nên hệ vi khuẩn đường ruột.
Tại sao loạn khuẩn đường ruột lại gây ra rối loạn tiêu hóa?
Trong hệ tiêu hóa của trẻ cũng như người lớn luôn có sự tồn tại của cả các vi khuẩn có ich (lợi khuẩn) và các vi khuẩn có hại (hại khuẩn). Hê tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh khi có sự cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn, lợi khuẩn kìm hãm sự phát triển và xâm nhập của hại khuẩn. Khi xuất hiện các tác nhân làm giảm các lợi khuẩn như kháng sinh, độc tốt…thì cân bằng này bị phá vỡ và các vi khuẩn có hại có cơ hội phát triển gây ra chứng rối loạn tiêu hóa.
Hệ vi khuẩn đường ruột có vai trò như thế nào với hệ tiêu hóa ?
Chống lại các vi khuẩn gây bệnh: trong điều kiện bình thường vi khuẩn có lợi trong đường ruột có khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào ống tiêu hóa do sự cạnh tranh môi trường sống cũng như về chất dinh dưỡng.
Tác dụng trên hệ miễn dịch: các vi khuẩn đường ruột kích thích sự tiết ra kháng thể, ngăn chặn sự hình thành khối u, giảm cholesterol.
Vai trò trong chuyển hóa: các vi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa các chất xơ, chất bột, hỗ trợ hấp thu thức ăn và khoáng chất.
Tổng hợp vitamin: các nhà khoa học đã chứng minh rằng vi khuẩn đường ruột có khả năng tổng hợp vitamin nhóm B và K ở manh tràng và đại tràng. Đây là các loại vitamin cần thiết mà cơ thể con người không tự tổng hợp được.
Phân hủy các chất độc: nhóm vi khuẩn này có khả năng phân hủy các chất độc xâm nhập vào cơ thể thành các chất ít độc hơn đối với cơ thể.
Do đó, sự cân bằng vi khuẩn đường ruột rất quan trọng đối với cơ thể. Nhưng nó có thể bị phá hoại bởi sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh hoặc sự phát triển quá mức của một loại vi khuẩn nào đó, sự phát triển lấn át quá mức các vi khuẩn khác gây ra chứng loạn khuẩn đường ruột.
Có rất nhiều nguyên nhân gây loạn khuẩn đường ruột, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đó là lạm dụng kháng sinh hoặc sử dụng kháng sinh liều cao trong thời gian dài. Điều này dẫn đến sự tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển. Sự nhân lên mạnh mẽ của vi khuẩn có hại dẫn đến những biến đổi lâu dài về mặt sinh lý xảy ra chủ yếu và nhanh chóng ở những năm đầu đời của trẻ.
Sự thay đổi hệ vi khuẩn có thể làm bùng nổ sự lây lan các chủng vi sinh vật nguy hiểm như Staphylococcus aureus hoặc Clostrisium difficile kháng meticillin dẫn đến chứng viêm ruột hoặc tiêu chảy.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng loạn khuẩn đường ruột ?
Nguyên nhân mấu chốt của bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là do mất cân bằng hệ vi sinh trong ruột nên giải pháp tốt nhất là bổ sung men vi sinh có lợi cho cơ thể. Cần phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, tẩy giun định kỳ, và bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn để hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Nếu loạn khuẩn đường ruột là do kháng sinh thì có thể bình thường trở lại khi ngừng dùng kháng sinh. Trong trường hợp không thể ngừng sử dụng kháng sinh hoặc trẻ bị loạn khuẩn nặng thì phải dùng thêm men vi sinh chứa các loại vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa….
Nhờ công nghệ bao kép DUOLAC của Hàn Quốc, dùng KidLac sẽ hiệu cao hơn mục đích chăm sóc và bảo vệ đường ruột so với dùng các sản phẩm lên men thông thường chứa probiotic không được bao bảo vệ mà chúng ta hay sử dụng cho như Yagurt, thực phẩm hay nước uống, các sản phẩm lên men hay các thuốc khác. Sản phẩm an toàn bởi các chủng vi sinh vật sử dụng trong sản phẩm đã được công nhận an toàn (WHO/GRAS), các chủng này có nguồn gốc từ người, là những chủng tốt thường trú ở ruột đã được thừa nhận và sử dụng lâu đời.
Thành phần chính của KIDLAC là 4 chủng vi khuẩn acid lactic (probiotic) được bao kép thế hệ thứ 4 Duolac. Khi sử dụng, bao kép DUOLAC giúp probiotic ổn định và song hầu như nguyên vẹn trong môi trường dạ dày và dịch mật để đén ruột và tại ruột nhanh chóng phóng thích phát huy tác dụng. Trong thành phần có Fructo oligosaccharide/ Galacto oligosaccharide là nhưng probiotic có hiệu quả làm tăng sinh probiotic trong ruột, do đó tăng thêm tác dụng của probiotic. Ngoài ra trong thành phần còn bổ xung nhiều thành phần kẽm, vitamin rất cần thiết do thiếu hụt khi bị chưng rối loạn đường ruột, và các chất dinh dưỡng khác: colostrums giúp tăng khả năng miễn dịch và DHA giúp phát triển trí não.
(Liên hệ để được tư vấn: 04 3566 6347 và 04 6273 2030)