vchat

Hạnh phúc chẳng ở đâu xa

Hạnh phúc ở ngay trong gia đình bạn chớ đi tìm nó ở nơi địa đàng của kẻ xa lạ.

Gia Đình

Người ta có thể đến nhiều nơi nhưng chỉ có một chốn để quay về đó là Gia Đình

Tương lai

Không thể nào thay đổi được ngày hôm qua. Nhưng hôm nay ta vẫn còn cơ hội

Mẹ

Trái tim của người mẹ là vục sâu muôn trượng, mà ở đó bạn luôn tìm được sự tha thứ.

Cha

Người cha chính là người thầy đầu tiên của những đứa trẻ.

Bé từ 1-3 tuổi và nguyên tác ăn uống mẹ cần biết

Cha mẹ nên là người quyết định thời điểm và món ăn cho bé. Bé sẽ được tự do quyết định khối lượng thức ăn theo nhu cầu.
Ngoài ra, có những nguyên tắc ăn uống khác mẹ nên biết:

- Nên thiết lập thời gian hợp lý giữa các bữa chính và bữa phụ. Không nên để cho bé ăn vặt suốt ngày. Khi đã no bụng, bé không còn cảm giác thèm ăn những bữa chính nữa.

- Thời gian giới hạn cho những bữa phụ là 10-15 phút, bữa chính là 30 phút hoặc chậm nhất là 40 phút. Bạn nên dọn sạch thức ăn thừa trên bàn cho bé sau giờ ăn. Nếu bé bỏ thừa nhiều trong bữa chính, bạn nên tìm cách cắt giảm đồ uống và thức ăn vặt trong ngày cho bé. Nhiều bé có thể ngồi lì, quấy khóc hàng tiếng đồng hồ nếu bạn ép bé phải ăn hết.

- Bữa ăn phụ của bé phải cách bữa chính ít nhất 1-2 giờ đồng hồ.

- Bạn nên cho bé ăn cùng gia đình càng nhiều càng tốt. Không khí vui vẻ sẽ kích thích bé ngon miệng.

Những nguyên tắc ăn uống cho bé 1-3 tuổi mẹ nên biết

Bạn tránh ép bé phải ăn sạch thức ăn trong bát. Bé sẽ ăn khi đói và dừng lại khi no. 


- Bé có thể từ chối những món mới trong cả tuần lễ. Bạn nên đợi khoảng vài ngày sau đó, rồi cho bé thử lại món ăn này. Nên nhớ rằng, việc bé ngại tiếp xúc với đồ ăn mới là khá phổ biến (nhiều bé phải thử đến lần thứ 10 trước khi chấp nhận món mới). Bạn không nên quá vội vàng bỏ cuộc. Kiên trì cho bé thử thức ăn từng chút một, chắc chắn bạn sẽ thành công.

- Nên cho bé thử đồ ăn mới với những món tương tự món cũ. Nếu bạn muốn cho bé ăn nấm, có thể trộn nấm vào canh rau. Chỉ nên đưa một món mới cho một bữa ăn của bé. Sau đó, bạn xét xem thái độ cũng như dấu hiệu dị ứng thức ăn của bé.

- Cân nhắc khẩu phần dành cho bé. Khẩu phần của bé thường ít hơn người lớn từ 2-3 lần. Bạn nên chia nhỏ phần ăn trong ngày cho bé thay vì “nhồi nhét” thức ăn vào một bữa lớn. Điều này khiến bé khỏe mạnh, lại không làm cha mẹ stress vì thúc ép bé ăn.

- Gia tăng những trò chơi vận động cùng bé. Đi xe đạp, dạo chơi với chú cún con, chơi cát trong công viên, chơi bóng, chạy nhảy hoặc bất kỳ hoạt động thể chất nào có tác dụng giúp bé tiêu hao năng lượng thừa, kích thích sự ngon miệng.

- Động viên bé vui chơi ít nhất 1 giờ đồng hồ mỗi ngày.

- Không nên biến bữa ăn của bé thành trận chiến. Bạn không nên quát tháo, mắng mỏ, đánh đập bé trong khi ăn. Nên giữ thái độ bình tĩnh cho dù thời gian cho bé ăn kéo dài hàng giờ đồng hồ. Không khí thoải mái là chìa khóa giúp bé tiêu hóa tốt và không sợ ăn.

- Bạn tránh ép bé phải ăn sạch thức ăn trong bát. Chuyên gia cho rằng, bé thường ăn uống theo bản năng chứ chưa hình thành ý thức tiết kiệm. Bé sẽ ăn khi đói và dừng lại khi no. Chẳng bé nào có ý thức phải cố ăn để tiết kiệm hoặc vì muốn được tăng cân. Nhắc lại nguyên tắc dành cho bạn là nên cho bé ăn từng chút một.

Những nguyên tắc ăn uống cho bé 1-3 tuổi mẹ nên biết 2
Các bé sẽ thích ăn hơn nếu món ăn được trang trí đẹp mắt, mùi vị hấp dẫn. 


- Bạn nên chế biến thức phẩm cho bé dưới nhiều hình thức… Bạn sẽ biết bé yêu thích hình thức ăn nào nhiều hơn để đáp ứng đúng nhu cầu cho bé.

- Đặt vấn đề "thức ăn giúp bé khỏe mạnh" thay vì "Thức ăn tốt hoặc xấu". Nếu bạn dạy bé: “Kẹo không tốt cho con đâu”, bé sẽ trở nên ác cảm với kẹo. Thực tế, kẹo chỉ gây hại cho bé nếu được sử dụng nhiều. Trường hợp này, bạn có thể giải thích cho bé: “Ăn nhiều kẹo, con sẽ bị đau răng hoặc béo phì”.

- Không nên cho bé béo phì ăn kiêng mà nên kiểm soát khối lượng thức ăn cho bé. Bởi vì, bé chỉ có thể phát triển khỏe mạnh khi tiêu thụ lượng thực phẩm đa dạng.

- Nên làm mẫu cho bé. Nếu bạn muốn bé thích uống sữa, bạn nên đồng thời pha sữa làm hai cốc: bạn một cốc và bé một cốc.

Bám mẹ là nguyên nhân cản trở sự tự tin của bé

Càng lớn bé sẽ càng tách ra khỏi sự bao bọc của mẹ. Khi ấy, bé dần phát triển thành một cá thể riêng với suy nghĩ và hành vi của bản thân. Việc bám mẹ sẽ cản trở sự tự tin của bé.
Khoảng 2-3 tuổi, bé thường bám chặt mẹ khi có người lạ hoặc ở trước đám đông. Ở nhà, bé cũng chỉ muốn được mẹ chăm sóc chứ không phải là bố hoặc những thành viên khác trong gia đình.
Đây là đặc điểm tự nhiên của các bé. Vì bé thấy được cảm giác an toàn và hạnh phúc khi được bên mẹ mà không phải những người thân khác trong gia đình.

Khi bám mẹ trở thành rắc rối
Nếu bé bám lấy mẹ mọi lúc, mọi nơi: Bạn vừa quay vào bếp, bé đã khóc lớn và không chịu ăn; Bạn chào bé đi chợ, bé cũng nặc nằng đòi theo… có thể bé đã quá phụ thuộc vào mẹ. Bé sẽ xuất hiện cảm giác lo lắng, bất an khi không có mẹ bên cạnh. Yếu tố này hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển độc lập của bé.
Càng lớn bé sẽ càng tách ra khỏi sự bao bọc của mẹ. Khi ấy, bé dần phát triển thành một cá thể riêng với suy nghĩ và hành vi của bản thân. Sự dựa dẫm quá lớn vào mẹ sẽ cản trở sự tự tin của bé.
Bám mẹ sẽ cản trở sự tự tin của bé - Giáo dục - Tâm sinh lý trẻ - Cách nuôi dạy con trẻ - Giáo dục trẻ em - Làm cha mẹ - Tâm lý trẻ em
Giúp bé phát triển độc lập

Các nhà tâm lý chứng minh rằng, bé có xu hướng gắn kết tình cảm với người đã chăm nuôi bé trong giai đoạn đầu đời.
Nhóm bé thích bám riết lấy mẹ là vì những người mẹ này đã trở nên thân thuộc với bé từ lúc mới sinh (thường là nhóm bà mẹ ở nhà, nội trợ).
Điều này sẽ khác đi, nếu bà nội hoặc cô giúp việc trông bé khi còn nhỏ, khi ấy, thay vì bám lấy mẹ, bé có xu hướng gần gũi với những người chăm nom bé hơn.
Dù yêu thương bé nhưng bạn không nên ở bên cạnh bé 24/24 giờ mỗi ngày. Trường hợp bạn ở nhà nội trợ, bạn cũng nên tập tách bé. Chẳng hạn, trong lúc bé vui chơi hoặc xem tivi ngoài phòng khách, bạn có thể lau chùi, dọn dẹp phòng bếp bên cạnh.
Bạn không nên giúp những việc bé có khả năng: Nếu bé muốn bạn bóc hộ vỏ bánh, bật hộ tivi, bạn nên đề nghị bé tự làm sau khi đã hướng dẫn cho bé… Những lúc nhờ được người thân trông bé, bạn nên tranh thủ ra ngoài và hứa với bé, bạn sẽ quay về nhà ngay.
Nếu đã đi làm trở lại, thời gian đầu, bạn nên hạn chế việc liên tục gọi điện về nhà thăm hỏi bé. Bạn có thể giao ước với bé ngay từ đầu: “Mẹ đi làm đến chiều tối mới về. Con ở nhà ngoan nhé”. Bé sẽ quen dần với việc vắng bạn và thấy thoải mái dù không có bạn ở bên.
Sau khi quay về nhà, bạn nên an ủi bé, hỏi xem bé có nhớ bạn không… Bé sẽ không còn cảm giác tủi thân vì cho rằng bị mẹ bỏ rơi. Bạn cũng không nên quá lo lắng khi bé có xu hướng “lạnh nhạt” với mình.
Sự yêu thương có chừng mực từ cha mẹ sẽ giúp bé tự tin phát triển độc lập thay vì thói quen dựa dẫm hoặc ỷ lại.