vchat

Hạnh phúc chẳng ở đâu xa

Hạnh phúc ở ngay trong gia đình bạn chớ đi tìm nó ở nơi địa đàng của kẻ xa lạ.

Gia Đình

Người ta có thể đến nhiều nơi nhưng chỉ có một chốn để quay về đó là Gia Đình

Tương lai

Không thể nào thay đổi được ngày hôm qua. Nhưng hôm nay ta vẫn còn cơ hội

Mẹ

Trái tim của người mẹ là vục sâu muôn trượng, mà ở đó bạn luôn tìm được sự tha thứ.

Cha

Người cha chính là người thầy đầu tiên của những đứa trẻ.

Những thực phẩm không nên ăn nhiều trong thời gian mang thai

Thông thường, ai cũng khuyên bà bầu nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả để có nhiều dinh dưỡng, tốt cho tiêu hóa… nhưng thực tế, không phải loại rau củ nào cũng nên dùng, hoặc dùng nhiều đâu bạn nhé.

Những loại trái cây nên hạn chế

Quả táo mèo:


 Theo nhiều tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học, quả táo mèo làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sẩy thai và sinh non ở thai phụ.
Quả nhãn: 

Theo đông y, quả nhãn tính ôn, vị ngọt, rất dễ trợ hỏa bởi vậy sẽ có hại cho thai phụ, gây tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, làm cho vị khí ngược lên, dẫn đến nôn mửa. Ăn quả nhãn hoặc long nhãn trong một thời gian dài sẽ hại đến âm, xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết, dấu hiệu của sảy thai sinh non.
Khoai tây:

 Củ khoai tây dù rất tốt nhưng có ẩn chứa nhiều nguy cơ, nhất là khoai tây đã mọc mầm xanh có chứa một độc tố gọi là solaninne (còn gọi là chất kiềm sinh vật) - chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và có thể gây dị tật thai nhi.
 Rau chân vịt: 

Rau chân vịt có nhiều axít, làm cản trở việc hấp thu sắt ở ruột non, thậm chí chất sắt còn bị đẩy ra khỏi cơ thể. Ăn rau chân vịt càng nhiều càng gây trở ngại cho việc thu chất sắt, khiến tình trạng thiếu máu nặng thêm.
Lạc: 

Ăn lạc trong thời kỳ thai nghén làm tăng các loại bệnh dị ứng, đặc biệt là dị ứng bào thai. Ăn lạc trong thời gian mang thai còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng cho trẻ nhỏ sau này
Quả đào: 

Quả đào có vị ngọt, tính nóng cho nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Lông ở vỏ quả đào rất dễ gây ngứa, rát cổ họng.
Đu đủ xanh: 

Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh chứa nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai.
Gừng, ớt, tiêu:

 Gừng, ớt gây nóng trong nên dễ gây hiện tượng táo bón. Hoạt chất gingerol trong gừng gây mỏng mạch máu và có thể góp phần gây ra hiện tượng máu đóng cục, vì thế thai phụ dùng lâu không có lợi. Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén có thể dùng gừng nhưng không được quá 4 ngày.


Cách khắc phục da khô, nứt nẻ vào mùa đông

Mùa đông khí hậu hanh khô khiến cơ thể chúng ta bị mất nước. Kéo theo đó là làn da trở nên nứt nẻ. Việc này không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn gây khó chịu vì làn da nứt nẻ có thể gây đau đớn thậm chí là chảy máu.
Vậy làm thế nào để có làm da mịn màng khi thời tiết hanh khô, hãy cùng Benh.vn tìm hiểu vấn đề này.
Nguyên nhân khiến da khô nứt nẻ

- Do cạn dầu tự nhiên trong cơ thể
- Tiếp xúc với hóa chất xà phòng và nước quá nhiều.
- Tắm nước quá nóng khiến da mất đi độ ẩm dự nhiên.
- Ngâm tay trong nước quá lâu mà không sử dụng phương tiện bảo vệ.
- Giặt quần áo bằng các chất tẩy rửa mạnh khiến da dị ứng.
- Không chăm sóc da thường xuyên.
- Thường xuyên sử dụng máy sưởi ấm trong nhà cũng khiến da khô.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh thiếu các axit béo thiết yếu.
Ngoài ra thời tiết lạnh, độ ẩm thấp kết hợp với yếu tố nắng gió cũng là nguyên nhân gây ra nứt nẻ da.
Cách khắc phục làn dô khô nẻ

- Sử dụng xà phòng nhẹ
Xà phòng kháng khuẩn hay chất khử mùi yêu thích của bạn có thể có hại hơn là có lợi, tốt nhất bạn hãy sử dụng loại không mùi hoặc chỉ có mùi hương nhẹ.
- Tránh cạo lông
Cạo lông khiến làn da bạn bị kích thích, đặc biệt là da khô. Vì vậy nếu cần nên sử dụng kem cạo lông và thay đổi lưỡi dao cạo thường xuyên.
- Làm ẩm da
Vẫn nên sử dụng kem dưỡng ẩm ngay cả khi da bạn là da nhờn. Không nhất thiết phải sử dụng các loại kem đắt tiền chỉ cần nó phù hợp và không gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Tắm nước muối
Tắm nước muối ấm sẽ có hiệu quả trong việc điều trị da khô nứt nẻ.

- Tập thể dục
Tập thể dục giúp lưu thông máu, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp làm sạch da từ sâu bên trong cho bạn một làn da khỏe mạnh chống chọi được với thời tiết.
- Kem chống nắng
Nên sử dụng kem chống nắng mọi lúc kể cả khi trời mát, các tia cực tím xuất hiện ngay cả khi trời không nắng sẽ gây hại cho làn da của bạn. Chỉ số SPF tối thiểu là 15.
- Làm dịu môi
Môi không có tuyến dầu do đó dễ dàng bị khô. Nhiều người có thói quen liếm môi sẽ khiến môi càng nứt nẻ hơn. Nên thoa son dưỡng môi thường xuyên để làm mềm và cung cấp dưỡng chất cho môi.
- Uống nhiều nước
Đây là một trong những điều cần thiết nhất và vô cùng quan trọng để cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, hạn chế làn da bị khô nẻ.
Các loại mặt nạ trị làn da khô nẻ hiệu quả

- Mặt nạ dưa chuột
Đơn giản, tiết kiệm nhưng hiệu quả là những gì mà mặt nạ dưa chuột mang lại cho bạn. Dưa chuột rất có lợi trong việc điều trị làn da khô. Chúng giữ ẩm cho da và làm da sáng đều màu hơn.
Cắt lát mỏng hoặc dùng dao nạo bào mỏng từng lớp dưa chuột rồi đắp lên mặt. Chú ý, dù với bất kỳ loại mặt nạ nào, bạn cũng phải rửa sạch vùng da khô cần chăm sóc. Đắp dưa chuột trong khoảng thời gian 30 phút và thực hiện liên tục trong vài ngày, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi đáng kể của da.
- Mật ong và hoa hồng
Mật ong luôn là giải pháp cho một làn da khô ráp. Bạn chỉ cần bôi một chút mật ong lên môi, sau 15 phút, rửa sạch và cảm nhận sự khác biệt.
Nếu thấy làn môi mềm và căng mọng, hãy tiếp tục pha một thìa cà phê mật ong với một thìa cà phê nước hoa hồng, trộn đều rồi đắp lên mặt, cổ và những vùng da khô khác.
Hỗn hợp “siêu rẻ” này sẽ làm sạch da, cung cấp độ ẩm cho da và quan trọng hơn là làm da trắng sáng hơn. Đây được đánh giá là một trong những biện pháp hữu ích nhất cho da khô.
- Vỏ chuối
Công dụng tuyệt vời của quả chuối đối với tóc và da thì ai cũng biết. Thế nhưng, bạn có lẽ không biết rằng, vỏ chuối cũng là “cứu tinh” cho làn da khô. Bạn có nghiền nát vỏ một quả chuối chín rồi đắp lên vùng da khô, dùng tay xát nhẹ lên bề mặt da khô. Loại vỏ này sẽ giúp giảm viêm da, phục hồi sự mềm mại và mịn màng của da.
- Lô hội
Mặt nạ lô hội là một trong những biện pháp khắc phục làn da khô “lâu đời” nhất. Chỉ cần cắt một phần lá lô hội, bóp lấy phần gel rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng da khô trong khoảng 30 phút.
Loại gel tự nhiên này không chỉ là kem dưỡng ẩm tuyệt vời cho da mà nó còn tạo một lớp màng bảo vệ da, giúp làn da trở nên mềm mại, trắng sáng hơn. Thêm vào đó, lô hội còn giúp loại bỏ các tế bào chết và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa.
- Dầu ô liu
Một loại mặt nạ “thần kỳ” khác cho bạn chính là hỗn hợp dầu ô liu, nước hoa hồng và lòng đỏ trứng.Trộn đều lòng đỏ 1 quả trứng gà, 1 muỗng cà phê dầu ô liu, 1 vài giọt nước hoa hồng hoặc nước cốt chanh, thoa hỗn hợp này lên mặt và để trong 15 phút. Rửa sạch da và cảm nhận kết quả kỳ diệu.
Ngoài dầu ô liu, dầu dừa và dầu hạnh nhân cũng giúp làn da khô trở nên mềm mại hơn. Bạn hãy sử dụng chúng như một loại kem massage sau khi tẩy da chết. Việc này sẽ làm cho da mềm mại, mịn màng và giữ lại độ ẩm cho da.
- Kem tươi và bột nghệ
Trộn một thìa cà phê kem tươi với 1/4 thìa cà phê bột nghệ, thêm một vài giọt nước cốt chanh, đánh đều. Rồi thoa hỗn hợp này lên mặt trong 15 phút. Sau đó, massage mặt thêm 5 phút, rửa sạch bằng nước ấm rồi cảm nhận sự thay đổi của da.
- Đu đủ và bơ
Đu đủ là một loại quả rất phổ biến trong việc điều trị làn da khô. Nó không chỉ giúp da bớt nứt nẻ, khô cằn mà còn hiệu quả trong việc xóa mờ các vết sẹo, vết thâm nám.
Nghiền nát rồi trộn đều hỗn hợp gồm một lát đu đủ, một quả bơ hoặc chuối, đắp hỗn hợp kể trên lên mặt trong khoảng thời gian 15 phút. Phần mặt nạ thừa, bạn có thể đắp lên các phần da khô khác trên cơ thể như bàn tay, cánh tay, cẳng chân…
Hỗn hợp kể trên sẽ cung cấp đủ vitamin, dưỡng chất và nước cần thiết cho da, giúp nuôi dưỡng làn da trở nên mịn màng. Theo báo Stylecraze, đây là biện pháp khắc phục làn da khô hiệu quả nhất. Đắp hỗn hợp này ít nhất 2 lần/tuần để có được làn da mềm mại như da em bé nhé.
- Lòng đỏ trứng gà
Lòng đỏ trứng gà là một loại “thần dược” cho da khô. Nó có tác dụng trị mụn đầu đen.
Trộn một phần lòng đỏ trứng gà với một thìa cà phê sữa bột hoặc bột thuốc bắc (nếu có) và một thìa cà phê mật ong, đánh đều. Đắp hỗn hợp này lên tất cả các khu vực da khô trong khoảng 20 phút. Sau đó, rửa lại với nước ấm và cảm nhận sự khác biệt.

Tác hại của việc sử dụng giấy khi đi tiểu.

Theo các bác sĩ Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội, bệnh viêm phụ khoa có xu hướng tăng cao do thói quen dùng giấy lau không đúng.
Trong cuộc sống hầu hết phụ nữ đều không thể không sử dụng giấy vệ sinh. Có ý kiến cho rằng chính giấy vệ sinh lại là nguyên nhân gây ra các bệnh ở phụ nữ. Vì giấy vệ sinh mà chúng ta đang dùng hàng ngày chủ yêu là được tái chế, chúng chứa rất nhiều vi khuẩn.
Nếu sau khi đi tiểu tiện mà chúng ta không kịp thời lau khô thì sẽ làm ẩm và tạo điều kiện sinh sôi cho vi khuẩn phát triển. Sự sinh sôi và phát triển nhanh chóng của các vi khuẩn này sẽ dễ dàng gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Ngoài ra còn có thể viêm ngoài âm đạo và nhiều loại bệnh khác.
Còn nếu không sử dụng giấy hợp vệ sinh thì câu trả lời là: không nên dùng giấy. Bởi việc dùng giấy không hợp vệ sinh sau khi đi tiểu tiện sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.
Âm đạo là cơ quan có thể tiếp xúc với bên ngoài, không thể bảo vệ nó trong môi trường mà hoàn toàn không có vi khuẩn. Tuy nhiên, âm đạo có khả năng tự bảo vệ mình khỏi các vi khuẩn. Trong môi trường âm đạo bình thường, không bị viêm nhiễm, vẫn có vi nấm và vô số vi khuẩn cư trú, tạo nên một hệ vi khuẩn có ích Lactobacilus Doderlein chiếm một tỷ lệ rất lớn.
Theo các bác sĩ Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội, bệnh viêm phụ khoa có xu hướng tăng cao do thói quen dùng giấy lau không đúng. Việc dùng giấy lau từ sau hậu môn ra trước sau khi đi vệ sinh vô tình đưa vi khuẩn, chất cặn bẩn từ hậu môn lên âm hộ, âm đạo gây viêm nhiễm.

Axit lactic do Lactobacillus Doderlein sinh ra duy trì pH âm đạo sinh lý 3,5-4,5 khiến vi khuẩn gây bệnh không thể sống được ở môi trường axit này. Chính vì điều đó, những vi khuẩn mà chúng ta vô tình tạo nên khi sử dụng giấy vệ sinh cũng không thể gây nguy hại lớn cho môi trường âm đạo bên trong.

Do niệu đạo của nữ giới thường ngắn và thẳng hơn so với nam giới, tầng sinh môn cũng dày và nhiều nếp gấp hơn. Do vậy, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập tại đây, có thể dẫn tới viêm niệu đạo và bàng quang.
Theo số liệu quốc tế, độ tuổi từ 20-50 thì khả năng viêm niệu đạo của nữ giới cao hơn nam giới 50 lần. Thống kê của tổ chức y tế cho biết, khoảng 50-60% phụ nữ bị viêm đường tiết niệu và cơ quan sinh dục là do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ.
Giấy vệ sinh được tái chế kém chất lượngdẫn tới viêm nhiễm phụ khoa.

Biện pháp tốt nhất để chống viêm đường tiết liệu đó là giữ vùng kín luôn trong trạng thái sạch sẽ. Sau khi đi tiểu tiện mà chúng ta không kịp thời lau khô thì sẽ làm ẩm và tạo điều kiện sinh sôi cho vi khuẩn phát triển. Sự sinh sôi và phát triển nhanh chóng của các vi khuẩn này sẽ dễ dàng gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
Ngoài ra, nếu không lau sạch sẽ vùng ngoài âm đạo, ngoài việc dẫn tới viêm nhiếm đường tiết niệu, còn có thể viêm ngoài âm đạo và nhiều loại bệnh khác. Lau sạch vùng kín sau khi đi tiểu tiện là một thói quen hoàn toàn chính xác, vấn đề là ở chỗ chúng ta phải chọn lựa loại giấy hợp vệ sinh.
Nếu sử dụng giấy vệ sinh chất lượng với lượng vi khuẩn ít, âm đạo có thể tự làm sạch. Ngược lại, với những loại giấy vệ sinh được tái chế kém chất lượng, lẫn nhiều tạp khuẩn khiến âm đạo khó làm sạch hơn dẫn tới viêm nhiễm phụ khoa.
Biện pháp mới trong điều trị viêm đường tiết niệu: Niệu bảo chiết xuất từ kim ngân hoa, kim tiền thảo, Immungama giúp giảm viêm, làm sạch đường tiết niệu hiệu quả và an toàn



Thói quen xấu mẹ sẽ truyền sang con khi mang thai

Mối quan hệ của mẹ và bé trong thời gian mang thai rất khăng khít và ảnh hưởng đến thói quen, tính cách của bé sau này. Vì thế, những thói quen "xấu" của mẹ sẽ dễ dàng "lây truyền" sang cho thai nhi, các mẹ bầu cần chú ý nhé.

1. Mẹ ăn uống cầu kỳ sẽ sinh con kén ăn


Chán ăn, quá kén chọn thức ăn trong thời gian mang thai không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn ảnh hưởng tới thói quen ăn uống của con sau khi sinh ra. Sự kén ăn có thể xuất phát từ tính cách mẹ bầu hoặc do sự thay đổi bên trong cơ thể khi bắt đầu mang thai. Nhưng dù là nguyên nhân gì, mẹ bầu cũng cần khắc phục để đảm bảo ăn đủ bữa với chế độ dinh dưỡng cân bằng, không nên chỉ thích ăn một loại thực phẩm mà mỗi bữa ăn cần có đủ thịt, cá, rau, trái cây…


2. Mẹ thường nổi giận sinh con hay cáu gắt


Các chuyên gia tâm lý cho rằng trong 9 tháng thai kỳ, nếu mẹ bầu bị rối loạn tâm lý, dễ nổi giận hoặc buồn chán, lo lắng vô cớ có thể dẫn đến những thay đổi môi trường bên trong cơ thể và thông qua nhau thai, sự thay đổi này sẽ truyền sang bé, gây ảnh hưởng không tốt cho tính cách của bé.

Để cải thiện sự mất cân bằng tâm lý, các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đi dạo, tập thể dục, thực hiện các hoạt động thư giãn, giải trí như đi chơi, nghe nhạc…



3. Mẹ thức đêm, con hay chơi đêm, ngủ ngày

Nếu người mẹ trong thời gian mang thai có thói quen ăn ngủ điều độ, ngủ sớm dậy sớm thì khi sinh ra, em bé sẽ sinh hoạt rất nề nếp, ăn ngủ đúng giờ, ban ngày ít khóc, ban đêm ngủ ngon. Ngược lại, nếu mẹ bầu thường thức khuya thì sau này con thường ngủ vào ban ngày và thức chơi đùa suốt đêm.

Theo các chuyên gia y tế, mỗi ngày mẹ bầu cần ngủ ít nhất 8 giờ đồng hồ, trong đó ngủ trưa 1 giờ, đồng thời nên hạn chế sử dụng các chất kích thích gây khó ngủ và tránh xa những nơi ồn ào, đông đúc.


4. Mẹ lười suy nghĩ sinh con kém thông minh

Khi mang thai, một số mẹ bầu thường dựa vào cớ đó để nghỉ ngơi nhiều hơn cả về thể chất và trí tuệ. Mọi người trong gia đình cho đó là đặc tính, quyền lợi và ủng hộ sự lười biếng này. Nhưng làm như vậy là thiếu khoa học và không tốt cho sự phát triển tư duy của em bé, bởi việc truyền tin thông tin từ mẹ sang con trong thời gian mang thai rất mật thiết.

Nếu trong thời gian mang thai, mẹ luôn duy trì tinh thần học hỏi, tiếp thu kiến thức, em bé sẽ liên tục nhận được các tín hiệu kích thích não bộ phát triển. Vì vậy, các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên đọc nhiều sách và thưởng thức âm nhạc, vận động cơ thể để sau này khi sinh ra bé sẽ có nền tảng phát triển trí tuệ tốt hơn đấy mẹ nhé

Chữa hôi miệng đơn giản mà hiệu quả từ thiên nhiên

Hai nguyên nhân chính dẫn đến chứng hôi miệng là vấn đề vệ sinh răng miệng và sức khỏe tiêu hóa. Vì thế, muốn chữa chứng hôi miệng, ngoài đánh răng bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh.

Các loại thảo mộc tươi
Mùi tây là một vị thảo mộc tiêu biểu có thể chống lại chứng hôi miệng hiệu quả. Rau mùi, bạc hà, ngải giấm, hương thảo và các loại thảo mộc giàu diệp lục khác đều rất hữu ích cho việc xoá mùi hôi. Bạn có thể nhai trực tiếp hoặc bỏ vào nước nóng dùng như trà.
Trà xanh

Ngoài rất nhiều lợi ích lớn khác, chất flavonoid có trong trà xanh còn có thể ngăn ngừa hơi thở hôi và hạn chế vi khuẩn có hại bám vào răng.
Đu đủ và các loại thực phẩm giàu vitamin C

Hơi thở nặng mùi sản xuất ra vi khuẩn có hại sẽ bị hạn chế bởi vitamin C – một thành phần cũng rất hữu hiệu trong việc ngăn ngừa bệnh viêm nướu. Các loại thực phẩm giàu vitamin C khác như: Ớt chuông, dâu tây...
Hạt cây thì là
Loại hạt này giúp trung hoà mùi hôi khó chịu từ miệng. Cũng như các loại thực phẩm giòn khác, hạt thì là giúp tăng cường tiết nước bọt, hạn chế vi khuẩn có hại. Dầu từ hạt cây thì là cũng có tính chất kháng khuẩn.
Nước
Súc miệng bằng nước hằng ngày là cách tẩy rửa răng miệng đơn giản, kích thích tuyến nước bọt hoạt động và loại bỏ mảng bám.
Sữa chua
Ăn sữa chua hằng ngày đã được chứng minh là giảm mức độ gây mùi do hydrogen sulfide trong miệng gây nên. Ngoài ra, sữa chua còn có tác dụng cao trong việc giảm mảng bám và vi khuẩn có hại do có chứa vitamin D – giúp tạo ra môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Táo
Ăn táo giúp tăng cường ma sát với răng, do đó giảm mảng bám và tăng hoạt động của tuyến nước bọt giúp giữ miệng sạch hơn.
Gừng

Gừng từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên chữa những chứng bệnh gây khó chịu dạ dày. Gừng còn có khả năng đánh bật hơi thở nặng mùi. Bạn có thể dùng theo cách cắt lát gừng pha trà, kèm theo một chút chanh.
 
Kẹo cao su không đường

Kẹo cao su có thể tăng cường sản xuất nước bọt, nhẹ nhàng cuốn sạch mảng bám và vi khuẩn. Ngoài ra, bạn nên sử dụng loại kẹo hương bạc hà để khử mùi hôi và loại ít đường để chống tạo mảng bám.

Viêm gan B (HBV) và những điều cần biết

Viêm gan B là một bệnh lý về gan nghiêm trọng được gây ra bởi virus viêm gan B (HBV). Bệnh viêm gan B có thể lây nhiễm rồi trở thành mãn tính, dẫn đến các bệnh nặng hơn như suy gan, xơ gan hoặc ung thư gan. Theo ước tình của tổ chức y tế thế giới có khoảng 350 triệu người mang virus viêm gan B, tập trung chủ yếu ở Châu Phi, Châu Á và Đông Nam Á. Để có cách điệu trị viêm gan B tốt nhất, người bệnh trước tiên cần phải tìm hiểu nguyên nhân bệnh lý, sau đó mới có thể bàn đến phương pháp điều trị.

Cách lây nhiêm siêu vi viêm gan B:
HBV lưu hành trong máu, do đó lây truyền chủ yếu qua đường máu. Một số đường lây nhiễm quan trọng:
Mẹ truyền sang con: Đây là đường lây quan trọng nhất
Đường tình dcuj: HBV có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới
Truyền máu hoặc chế phẩm mấu nhiễm HBV, tiếp xúc với dịch tiết bệnh nhân viêm gan B
Dùng chung kim  tiêm có nhiễm HBV
Các nguyên nhân khác: Săm người, châm cứu, xỏ lỗ tai với vật dụng không được tẩy trùng có thể lây truyền siêu vi B
Diễn biến và triệu chứng của bệnh viêm gan B:


 Viêm gan B cấp:
- Triệu chứng: mệt mỏi, chán ăn, tiểu sậm màu, vàng da, vàng mắt, xét nghiệm có men gan tăng cao. Nếu bệnh xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, triệu chứng rất mờ nhạt, không ồ ạt, mà chỉ là tiểu sậm màu thoáng qua, ăn kém.
- Khả năng hồi phục tùy thuộc độ tuổi bị mắc bệnh. Nếu mắc bệnh dưới 10 tuổi, nhất là dưới 1 tuổi, thì 90% trường hợp virút vẫn tồn tại âm thầm trong cơ thể nhiều tháng, nhiều năm gây ra nhiễm viêm gan B mãn. Ngược lại nếu nhiễm bệnh tuổi trên 10 - nhất là trên 18 tuổi - 90% trường hợp sẽ hồi phục hoàn toàn.
* Nhiễm viêm gan B mãn thể người lành mang mầm:
Bệnh nhân thường là trẻ em hoặc người dưới 30 tuổi, không triệu chứng, tình cờ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe tổng quát, khi hiến máu, kiểm tra khi mang thai hay khám sức khỏe để đi nước ngoài... Nếu ở thể bệnh này, virút viêm gan B sinh sản rất nhiều trong gan và máu (lượng virút trong máu có thể hàng trăm triệu), nhưng chúng không tấn công hoặc tấn công rất ít vào lá gan chúng ta nên gan vẫn mềm mại, không bị hư hại.
* Nhiễm viêm gan B mãn thể ngủ yên:
Virút viêm gan B nằm yên, sinh sản kém với lượng virút trong máu âm tính hoặc rất thấp, không tấn công gan nên xét nghiệm men gan và chức năng gan cũng còn khá tốt. Thể này thường gặp do kết quả của thuốc điều trị được sử dụng đúng thời điểm, hoặc đôi khi phát hiện tình cờ khi kiểm tra sức khỏe là do khả năng đề kháng của cơ thể giúp khống chế được virút một phần.
* Nhiễm viêm gan B mãn thể hoạt động (viêm gan siêu vi B mãn):
Bệnh nhân thường trên 30 tuổi, có triệu chứng như mệt mỏi, đau tức vùng gan, ăn kém, ngứa, da sậm màu hơn so với trước đây dù không đi nắng nhiều, xuất hiện các nốt đỏ ở da ngực, da lưng. Tuy nhiên cũng có một số bệnh nhân không triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe.
Ở thể này virút có thể sinh sản nhiều, rất nhiều hoặc vừa phải nhưng quan trọng là virút bắt đầu tấn công gan, làm gan to ra, không còn mềm mại nữa và xét nghiệm có men gan tăng cao.
Bệnh nhân viêm gan B mãn cần làm gì?
Nên đi khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa - gan mật để được làm một số xét nghiệm chuyên sâu nhằm xác định bệnh thể ngủ yên, thể người lành mang mầm hay thể hoạt động:
+ Nếu ở thể hoạt động, cần được điều trị thuốc thích hợp ngay lập tức.
+ Nếu ở thể ngủ yên hay thể người lành mang mầm, cần theo dõi định kỳ mỗi 6-12 tháng xét nghiệm đánh giá chức năng gan và mức độ hoạt động của virút để phát hiện kịp thời khi bệnh chuyển sang thể hoạt động.
- Bỏ rượu bia.
- Hạn chế thức ăn chứa nhiều chất sắt như thịt bò, lòng đỏ trứng, rau có màu xanh đậm như cải xoong vì dễ gây ứ đọng chất sắt trong cơ thể và trong gan.
- Nên uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây như cà chua, bưởi, cam, cá biển do có nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E, selenium.
Nhiễm viêm gan B có nên mang thai?
Tư vấn với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa - gan mật để được xác định ở thể hoạt động hay ở thể người lành mang mầm, thể ngủ yên. Nếu không phải thể hoạt động:
- Có thai bình thường.
- Theo dõi với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa - gan mật trong thời gian mang thai.
- Phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con:
+ Ba tháng cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ quyết định dùng thuốc ngắn hạn để giảm lượng siêu vi trong máu nhằm giảm khả năng lây cho thai khi sinh.
+ Chủng ngừa với kháng thể thụ động (HBIg) đồng thời với tiêm liều văcxin phòng ngừa viêm gan B đầu tiên trong vòng 12 giờ sau sinh. Sau đó tiếp tục tiêm ngừa văcxin viêm gan B liều thứ hai khi bé được 1-2 tháng và liều thứ ba khi bé được 6 tháng.
+ Vẫn cho trẻ bú mẹ bình thường nếu trẻ được chích ngừa đủ, trừ khi đầu vú mẹ bị nứt nẻ, lở loét dễ chảy máu.
- Nếu thể hoạt động:
+ Theo dõi và điều trị với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa - gan mật.
+ Khi bệnh ổn định có thể ngưng thuốc và có thai bình thường.
+ Khi mang thai cần theo dõi vì có thể bệnh sẽ hoạt động trở lại.


Điều trị:
Theo ý kiến của đa số các chuyên gia thì việc điều trị viêm gan B mãn tính đầu tiên người bệnh cần phải phân tích bệnh tình một cách chính xác. Về cơ bản, hiểu rõ được bệnh tình thì bệnh nhân mới có thể lựa chọn được loại phương pháp và các loại thuốc phù hợp với bệnh tình của mình. Sau đó, áp dụng các phương án điều trị đã tìm hiểu kỹ một cách chính xác để tiến hành điều trị. Việc đó sẽ giúp nâng cao tỉ lệ chữa khỏi thành công bệnh viêm gan B.
Tuy nhiên, liệu pháp điều trị và các loại thuốc chống virut viêm gan B lại không thể làm được một điều: ví dụ về mặt lâm sàng, người ta thường sử dụng các loại thuốc như interferon, dipivoxil, adefovir, lamivudine. Các loại thuốc này mặc dù đều là thuốc chống virut, nhưng để có thể chữa trị viêm gan B thì lại không cho được hiệu quả rõ rệt.
Hầu hết bệnh nhân có sử dụng thuốc này đều bị phát sinh các biến dị virus hay nhẹ hơn là bị lờn thuốc. Sau khi ngưng dùng thuốc, bệnh tình lại càng dễ tái phát. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do không hiểu rõ được bệnh tình của bệnh nhân hay dùng không đúng loại thuốc khi điều trị.