vchat

Hội chứng tự kỷ ở trẻ em

Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu quốc gia Anh thì cứ 1000 trẻ thì có 4 trẻ bị mắc hội chứng tự kỷ và bé trai có nguy cơ mắc cao hơn ở bé nữ khoảng 3-4 lần. Bệnh tự kỷ đang có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây. Triệu chứng của tự kỷ thường được biểu hiện ở 3 năm đầu đời của trẻ. Bệnh tự kỷ làm suy giảm khả năng giao tiếp, hòa nhập cộng đồng, hạn chế nhận thức, khả năng cảm giác, cảm nhận của trẻ dẫn đến những hành động bất thường của trẻ.

1.     Biểu hiện của trẻ tự kỷ:
·        Bé quá ngoan:
Nếu con bạn rất ít khóc ở những tuần đầu tiên sau khi sinh (thậm chí không khóc khi đói sữa, tắm hay thay tã…) ở tháng thứ 2 – 3 không biết nhìn mẹ khi bú, không cười hoặc ít cười, có thể bé đã mắc bệnh tự kỷ một dạng rối loạn tâm thần ở trẻ em.
Các giao tiếp xã hội cũng bị cản trở lớn do trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ cũng như hiểu  ý nghĩa ngôn ngữ đó. Vì thế mà trẻ tự ti ngại giao tiếp, tránh tiếp xúc với thế giới bên ngoài, sống khép kín.
·         Ít biểu lộ cảm xúc
Những trẻ tự kỷ rất “ngoan” và cực kỳ dễ tính, cha mẹ đặt đâu thì ngồi yên đó. Trẻ thờ ơ với chung quanh và mọi việc, không sợ hãi khi người lạ ẵm bồng (thường thì ở tháng 7-8, trẻ đã biết lạ, khóc khi tiếp xúc với người không thân quen). Đặc biệt, trẻ không có một phản ứng nào khi cha mẹ bỏ đi; không có thái độ vồn vã, vui mừng (như quay đầu, đưa tay đòi bế, cười) khi gặp người thân quen…
Khi được bồng bế, cơ thể bé như đờ ra, không có trương lực hoặc gồng cứng thái quá mà mặt không hề biểu lộ cảm xúc nào. Cũng có thể trẻ từ chối mọi sự tiếp xúc cơ thể như ẵm bồng, nựng nịu, vỗ về mà ngồi một chỗ, có khi chui vào góc kẹt, chỗ tối, mắt nhìn một chỗ, trống rỗng, vô hồn…
·         Hành vi kỳ lạ
Khi lớn hơn, những trẻ này có khuynh hướng sử dụng đồ vật một cách nghèo nàn, đơn điệu. Bé có thể thích những đồ vật kỳ dị, hoặc lặp đi lặp lại mãi một việc gì đó (như xếp những mẩu gỗ, que củi rồi đạp đổ và xếp lại...). Có khi, bé xem người khác như đồ vật để chơi, hoặc mê mải cắn móng tay, nhai cổ áo, xé nhỏ giấy báo và các loại khác có thể xé được… Bé thường khó, thậm chí không chịu tiếp xúc với trẻ cùng trang lứa, hoặc có những hành vi kỳ dị, khác thường, phản ứng mãnh liệt thái quá, làm trẻ khác lo hãi.
Những trẻ tự kỷ có khuynh hướng định hình - định tính mọi việc có liên quan đến mình. Có thể đây là nhu cầu tối cần thiết nhằm duy trì một trật tự, một môi trường chung quanh y hệt như cũ để tự thỏa mãn và có cảm giác an toàn. Vì vậy, trẻ có thể phản ứng mãnh liệt nếu ai đó lấy đi một món đồ chơi kỳ dị, cái gối cũ, một cái áo sờn rách… của nó. Sự thay đổi kiểu tóc, quần áo của người trực tiếp chăm sóc cũng có thể gây ra phản ứng như trên.
Ở những trẻ này, thường xuất hiện những động tác được thực hiện lặp đi lặp lại thành nhịp (gật đầu liên tục, đập cằm xuống bàn, lắc lư thân mình, vặn xoắn tay chân, nhấp nháy mắt) và các hành vi bất thường (đánh hơi đồ ăn thức uống, đồ vật trước khi ăn hay tiếp xúc). Có khi trẻ cười sằng sặc kéo dài, hoặc khóc lóc không dừng được (xen lẫn những giai đoạn mệt lả hay kích động hành vi). Ngoài ra, trẻ cũng hay cười ngây ngô vô cớ, vùng chạy bất chợt, hành vi kỳ quặc, dị hợm, gây hấn với người thân.
2.     Nguyên nhân của bênh tự kỷ
Nguyên nhân của hội chứng tự kỷ đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Các nhà nghiên cứu mới chỉ đưa ra 3 giả thiết nguyên nhân của hội chứng tự kỷ:

·         Tổn thương não thực thể:
Có thể xảy ra trước khi sinh, ví dụ có những bà mẹ bị nhiễm siêu vi trùng trong 3 tháng đầu mang thai và các bệnh khác trong thời kỳ mang thai. Hoặc xảy ra trong khi sinh như: Trẻ sơ sinh đẻ non, bị ngạt hoặc vàng da nhân. Hoặc trẻ sau sinh như: Trẻ suy hô hấp phải thở máy, thở ô xy...Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ khá lớn.
·         Di truyền (gien):
Nghiên cứu qua các bệnh nhân đã điều trị thì thấy rằng yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân của Hội chứng tự kỷ. Đã có trường hợp 2 trẻ mắc Hội chứng tự kỷ trong cùng một gia đình. Hoặc có gia đình thì bà ngoài, dì ruột đều tự tử, cháu bị tự kỷ. Có gia đình thì 6 người đàn ông trong nhà không nói chuyện với nhau, lầm lũi như những cái bóng và có một đứa cháu bị tự kỷ, ....
·         Môi trường:
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tụ kỷ. Có thể do ô nhiễm môi trường như hoá chất, bụi khói... Một số gia đình có lối sống quá hiện đại như: thiếu sự quan tâm của bố mẹ, trẻ phải ở với người giúp việc đa số thời gian trong ngày, trẻ không được giao tiếo ra bên ngoài mà chỉ ở nhà xem ti vi...đó là ô nhiễm về lối sống.

- Hậu quả của Hội chứng tự kỷ rất nghiêm trọng: Nó ảnh hưởng không chỉ bản thân đứa trẻ, gia đình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Một đứa trẻ tự kỷ nếu được phát hiện và can thiệp sớm thì cơ hội khỏi hoàn toàn sẽ rất cao (lý tưởng là dưới 3 tuổi) trẻ sẽ phát triển tốt có thể có trẻ giao tiếp được bằng lời nói, ý thức được hành vi và độc lập được trong cuộc sống. Còn trẻ tự kỷ không được phát hiện sớm, hoặc phát hiện sớm nhưng gia đình không chấp nhận can thiệp và rơi vào tình trạng nặng, kèm theo chậm phát triển trí tuệ thì sau này sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tâm thần. Xét về bảng phân loại bệnh tật của Tổ chức y tế thế giới rất có thể trẻ tự kỷ sẽ trở thành bệnh nhân tâm thần.
3.     Cách điều trị:
Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể nào cho căn bệnh tự kỷ này. Mỗi trẻ thường có biểu hiện khác nhau vì thế ta có thể chọn các phương pháp điều trị phù hợp với bé nhất. Mục đích của điều trị là giúp trẻ có 1 cuộc sống bình thường nhất có thể.
·         Liệu pháp giao tiếp: Liệu pháp về giao tiếp sẽ giúp trẻ có những sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, hạn chế giao tiếp bằng những hình thức phi ngôn ngữ khác. Khuyến khích và động viên trẻ giao tiếp sẽ giúp trẻ tương tác được với xã hội, vượt qua những rào cản về tình cảm, tâm lý trong giao tiếp. Những câu chuyện về xã hội sẽ giúp trẻ hiểu được những sự việc đang diễn ra ngoài xã hội, phát triển cảm nhận, cảm giác và bộc lộ ý kiến của mình. Điều này cho thấy các bậc cha mẹ khi có trẻ bị tự kỷ nên dành nhiều thời gian và kiên nhẫn nói chuyện với con. Khi cha mẹ gần gũi, trò chuyện, trẻ sẽ quên và mất dần suy nghĩ ngại ngùng sợ sệt trong giao tiếp.

·         Liệu pháp hành vi: Liệu pháp hành vi giúp giảm các hành động bắt chước, những hành vi không phù hợp hoặc gây gổ ở trẻ. Liệu pháp này được áp dụng dựa trên niềm tin rằng sẽ phá vỡ một vài thói quen nào đó bằng cách xây dựng những thói quen mới. Cha mẹ có thể hướn dẫn trẻ xử lí một vài hành vi điển hình nào đó, thường xuyên động viên và khen thưởng mỗi khi chúng có những biểu hiện tốt.

·         Phương pháp y học: Thuốc hay các sản phẩm hỗ trợ có tác dụng kiểm soát đựơc những biểu hiện của bệnh. Việc cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết cũng như cân bằng chế độ ăn sẽ giúp trẻ giảm được các chấn động ở hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó còn giúp chống suy nhược và ổn định thần kinh cho trẻ như sản phẩm Vương Não Khang có thành phần từ tự nhiên giúp hoạt huyết tăng cường vi chất năng lượng cho não, tăng cường trí tuệ cho trẻ và hỗ trợ điều trị hiệu quả Hội chứng tự kỷ ở trẻ em.


Liên hệ: Lohha.com.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét