vchat

Bệnh Alzheimer và những điều cần biết

Mất trí nhớ phá vỡ cuộc sống hàng ngày, không phải là một phần điển hình của tuối già mà có thể là triệu chứng của bệnh Alzheimer; một bệnh trầm trọng của não bộ. Bệnh này là nguyên nhân gây ra suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy (suy nghĩ, giải quyết vấn đề đặt ra hợp lý) và các kỹ năng cuộc sống bình thường. 


Bệnh Alzheimer là một bệnh thoái hóa não nguyên phát, căn nguyên chưa rõ ràng, biểu hiện lâm sàng bằng trạng thái mất trí tiến triển, không phục hồi, thường khởi phát ở lứa tuổi trên 65.
Tỷ lệ bệnh Alzheimer ở người trên 65 tuổi là khoảng 5% và ở nhóm người trên 85 tuổi là 20%.
Về lâm sàng, trạng thái mất trí tiến triển thường khởi đầu bằng rối loạn trí nhớ, các rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hoạt động, rối loạn trí tuệ.

Triệu chứng:

1. Giảm trí nhớ tới mức đảo lộn cuộc sống hàng ngày: quên tên người đã quen biết từ trước hoặc quên một công việc nào đó đã sắp xếp để làm nhưng vào một lúc nào đó nhớ lại được (rằng mình đã quên). Một trong các dấu hiệu chung nhất là quên những điều mới được nhắc tới. Quên thời điểm, sự kiện hàng ngày, do đó hỏi đi hỏi lại người thân, hay phải nhờ đến sổ ghi nhắc nhở.

2. Không ra được kế hoạch hay không thực hiện được một công việc nào đó: có lúc làm sai hoặc không làm được, phải cần đến sổ ghi nhắc nhở. Ví dụ: giảm khả năng ra dự định, kế hoạch hoặc tiếp tục theo đuổi công việc, có thể quên món ăn quen thuộc hay các khoản thanh toán hàng tháng. Có thể khó tập trung lâu để làm một việc nào đó mà trước kia đã làm bình thường suôn sẻ.

3. Không hoàn tất công việc nhà, việc nào đó hay cả khi giải trí rảnh rỗi: từng lúc cần người trẻ giúp sử dụng vật dụng trong nhà như khởi động lò vi-ba hay nhớ giờ kênh truyền hình sẽ đón xem. Đôi khi không biết đến những nơi trước kia thân thuộc, không biết tiền còn nhiều hay ít, quên cả nguyên tắc trò chơi thích thú.

4. Lầm lẫn thời điểm trong ngày, ngày trong tuần nhưng biết sau đó đoán ra được. Không theo dõi dấu vết thời gian, mùa và khoảng thời gian, có thể hiểu sai điều gì nếu không xảy ra tức thì. Đôi khi quên nơi đang ở và đến đây bằng cách nào.

5. Mắt nhìn kém đi vì đục thủy tinh thể. Đây là một dấu hiệu bệnh Alzheimer, đọc chữ kém, không biết khoảng cách xa gần, khó xác định màu sắc. Có thể không biết tấm gương trước mặt và nghĩ có người trong đó.

6. Khó khăn tìm đúng từ để nói hay viết, không ráp nối được các ý nghĩ khi nói chuyện, ngưng giữa chừng, hết ý nghĩ để tiếp tục câu chuyện dở dang và do đó tự lặp lại. Có cố gắng tìm từ, chữ để nói hoặc viết nhưng khó tìm đúng từ muốn ói.

7. Để đồ vật không đúng chỗ như mọi ngày, mất khả năng quay lại tìm đúng chỗ cũ, đôi lúc nói “ai lấy mất rồi!”.

8. Khả năng nhìn nhận phán xét giảm. Xử lý, giải quyết hay làm sai việc gì đó trong một khoảng thời gian, ví dụ nhìn nhận sai về tiền bạc của mình, cho không đúng đối tượng. Ít chú ý đến ăn mặc, giữ quần áo không sạch.

9. Rút lui khỏi công việc và sinh hoạt xã hội. Đôi khi cảm thấy mệt mỏi, chán với công việc, với người thân và với những trao đổi bên ngoài. Người bệnh có thể bắt đầu tự tránh xa các hứng thú trước đó, các hoạt động quan hệ bên ngoài, không liên lạc bạn bè đồng đội, láng giềng hay không biết kết thúc một cách hứng thú.

10. Buồn vui, giận dỗi và tính nết thay đổi. Cư xử hàng ngày theo cách của mình, trở nên cáu kỉnh khi sinh hoạt thường lệ bị thay đổi hay gián đoạn. Người bệnh có thể trở nên lẫn lộn, nghi ngờ, phiền muộn , lo âu hay quá sợ sệt. Có thể làm đảo lộn bất hòa trong gia đình, với bạn bè hay nơi lẽ ra thoải mái.

 Không có lộ trình rõ ràng để điều trị dứt điểm căn bệnh này, nhưng có một số cách có thể giúp đối phó hiệu quả hơn với chứng mất trí nhớ.


Dừng đổ lỗi cho bản thân. Sống trong quá khứ không giúp ích điều gì, đặc biệt nếu có thái độ hối tiếc hay ý nghĩ tiêu cực, như: Alzheimer là do lỗi của bạn, hay không cho phép bản thân bị bệnh Alzheimer hoặc rơi vào cái bẫy luôn suy nghĩ về một bộ nhớ hoàn hảo… Bạn cần phải nhẹ nhàng nhắc nhở bản thân và những người khác tránh xa những ý nghĩ tiêu cực này.
Tự hỏi những gì bạn có thể làm để tránh bị mất trí nhớ mới là điều quan trọng. Tránh nghĩ đến những điều bạn không thể kiểm soát (như quá khứ hay di truyền), mà tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát, chẳng hạn như  sức khỏe thực hiện lối sống lành mạnh chính là điều cần thiết.
Chấp nhận sự thật. Bộ nhớ của bạn không phải là tuyệt vời, và bạn có thể bị nhầm lẫn ở đâu đó, nhưng tuyệt đối không được đầu hàng khi Alzheimer tấn công. Đôi khi có sự thâm hụt về kiến thức là điều đương nhiên và để giải quyết vấn đề này, hãy áp dụng một số kỹ thuật giúp tăng cường bộ nhớ nhằm mục đích nhớ lại hoặc theo dõi các thông tin, sự kiện mà bạn thực hiện.
Dừng cảm giác xấu hổ và cô lập chính mình. Có bệnh Alzheimer hoặc chứng mất trí không có nghĩa bạn nên ngừng tương tác với những người khác. Thu người lại với mục đích không muốn người khác nhận thấy bộ nhớ của bạn có vấn đề không phải phản ứng tích cực. Nếu làm bất cứ điều gì để tránh gây lúng túng cho mình, nhưng thiếu sự tương tác xã hội có thể góp phần gây trầm cảm, khiến chứng mất trí nhớ thêm tồi tệ.
Ngừng chiến đấu một mình. Bạn không phải là một người hoàn hảo và không cần phải cố gắng một mình thực hiện mọi việc. Từ chối sự hỗ trợ từ những người khác có thể khiến bạn lâm vào tình trạng kiệt quệ. Chia sẻ, tâm sự về chứng bệnh của mình hoặc đi dạo với một người bạn, tham gia một nhóm hỗ trợ dành cho những người bị mất trí nhớ là việc làm cần thiết. Luôn sẵn sàng cho phép người khác khuyến khích, giúp đỡ bạn, và chấp nhận các nguồn lực cộng đồng có sẵn trong cuộc chiến chống lại bệnh Alzheimer là khuyến cáo hữu ích.
Ngừng giả vờ. Giả vờ hoặc bỏ qua các triệu chứng của bệnh mất trí nhớ không giúp nó mất đi mà còn khiến bệnh thêm trầm trọng. Việc sớm nhận được một chẩn đoán chính xác có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị. Có một số nguyên nhân có thể bị nhầm lẫn của chứng mất trí nhớ, như thiếu hụt vitamin B12 hoặc tràn dịch não bình thường, do đó, một đánh giá toàn diện rất quan trọng.
Đối mặt với chẩn đoán cho phép bạn bắt đầu điều trị sớm, và cũng có thể khuyến khích bạn chủ động ứng phó với cuộc sống về sau.
Ngừng lạm dụng thuốc, rượu bia. Dùng thuốc hay rượu bia có thể giúp tạm thời xua tan nỗi buồn khi nghĩ đến bệnh tật, nhưng về lâu dài thói quen này khiến tình hình thêm tồi tệ. Việc lạm dụng thuốc để đối phó với bệnh mất  trí nhớ kết hợp với các loại thuốc theo quy định, là một công thức vô cùng nguy hiểm. Cách tốt nhất để nâng cao chất lượng cuộc sống nếu chẳng may bị chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer là tập thể dục và rèn luyện tinh thần.
Tránh bỏ cuộc. Trầm cảm có thể là một phản ứng dễ hiểu đối với một chẩn đoán của bệnh Alzheimer, nhưng bạn không nên đầu hàng trước nó. Giảm sút giá trị cuộc sống hay quy phục trước kẻ thù sẽ cho phép các bệnh mất trí nhớ chiến thắng. Nếu bạn cảm thấy đang chán nản hoặc lo lắng, hãy hỏi bác sĩ về thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo âu để giúp thư giãn.
Đừng quá nghiêm túc. Theo About, Alzheimer là bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, không cần phải gác lại cảm giác hay tâm trạng vui vẻ, hài hước. Khoa học đã chứng minh tiếng cười là liều thuốc cực kỳ hiệu quả giúp chống lại mọi bệnh tật, vì thế, nếu có cơ hội hãy xem một bộ phim hài, đọc một cuốn truyện cười, và sẵn sàng mỉm cười với mình và người khác.

Điều trị:

Các biện pháp chung


·         Tạo môi trường tâm lý xã hội cho người cao tuổi. Không nên thay đổi chỗ ở, tạo điều kiện cho họ tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời, câu lạc bộ người cao tuổi.
·         Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, cung cấp đầy đủ các yếu tố vi lượng như canxi, phospho. Tránh lạm dụng rượu, thuốc lá.
·         Điều trị các bệnh kết hợp như bệnh phổi, phế quản, bệnh tim mạch, đái tháo đường…

Điều trị bằng thuốc
·         Các chất cholinergic: Rivastigmine (exelon) là một chất ức chế men acetylcholinesterase, thuốc có tác dụng chọn lọc trên enzym đích ở hồi hải mã và vỏ não, những vùng này bị ảnh hưởng nhiều nhất trong bệnh Alzheimer. Thuốc exelon nói chung dung nạp tốt, nhưng vẫn có vài tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, chậm nhịp tim.
·         Ngoài ra, còn sử dụng các thuốc như nivalin, gliatylin cũng cho kết quả khả quan. Các thuốc trên chỉ có tác dụng làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer chứ không điều trị khỏi bệnh.
·         Nếu bệnh nhân có các triệu chứng trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác đi kèm thì cần điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm (nhóm SSRI) và thuốc an thần (thuốc an thần mới). Việc điều trị này phải do bác sỹ chuyên khoa tâm thần đảm nhiệm. Liều thuốc chỉ dùng bằng 1/3 đến 1/2 liều người lớn thông thường. Khi bệnh nhân có kích động, trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác nặng thì phải nhập viện điều trị.

Phòng ngừa:

Các nghiên cứu dịch tễ đưa ra kết luận rằng các hoạt động nhưđánh cờ hoặc những mối tương tác xã hội có khả năng làm giảm nguy cơmắc bệnh, mặc dù không tìm thấy được mối quan hệ nhân quả nào.
Hiện nay không có bất kỳ một bằng chứng dứt khoát nào hỗ trợ đặc biệt hiệu quả cho các biện pháp ngăn chặn hoặc trì hoãn sự khởi đầu của bệnh, tuy nhiên các nghiên cứu dịch tễ học đã đề xuất mối quan hệ giữa các yếu tố nhất định, chẳng hạn mối liên hệ giữa chế độ ăn uống, nguy cơ tim mạch, các sản phẩm dược phẩm, sản phẩm công nghệ thông tin, với khả năng số bệnh nhân ngày một tăng.
Mặc dù các yếu tố tim mạch, như tăng cholesterol, cao huyết áp, tiểu đường, và hút thuốc lá, được liên kết với một nguy cơ khởi phát và phát triển bệnh Alzheimer, nhưng statin là loại thuốc làm giảm cholesterol vẫn chưa chứng minh được hiệu quả trong việc ngăn ngừa hoặc cải thiện tiến trình phát triển bệnh. Chế độ ăn kiêng của người vùng Địa Trung Hải, trong đó bao gồm trái cây và rau quả, bánh mì, lúa mì và ngũ cốc khác, dầu ô liu, cá, và rượu vang đỏ có thể làm giảm rủi ro mắc bệnh Alzheimer.
Việc sử dụng vitamin không tìm thấy bằng chứng đủ hiệu quả để khuyến cáo trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh: như vitamin C, E, hoặc axit folic , có hoặc không có vitamin B12. Thử nghiệm kiểm tra acid folic (B9) và vitamin B khác không cho thấy bất kỳ liên kết quan trọng với suy giảm nhận thức.
Những người tham gia vào các hoạt động trí tuệ như đọc sách, chơi trò chơi hội đồng, hoàn thành câu đố ô chữ, chơi nhạc cụ, hoặc tương tác xã hội thường xuyên cho thấy giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Điều này tương thích với các lý thuyết dự trữ nhận thức, trong đó nêu rằng một số kinh nghiệm đời sống cho kết quả hoạt động thần kinh hiệu quả hơn việc cung cấp dự trữ một nhận thức cá nhân trong sự trì hoãn việc khởi đầu của những biểu hiện mất trí nhớ .

Chăm sóc tại nhà:

Bệnh Alzheimer không thể chữa trị được và dần dần nó sẽ làm cho người bệnh không có khả năng đáp ứng những nhu cầu riêng của họ, cho nên việc chăm sóc phải được quản lý chặt chẽ trong quá trình của bệnh.
Trong giai đoạn đầu và giữa, sửa đổi môi trường sống và lối sống có thể tăng tính an toàn cho bệnh nhân và giảm gánh nặng cho người chăm sóc. Bệnh nhân có thể không có khả năng tự ăn uống , do đó, yêu cầu thực phẩm được cắt thành từng miếng nhỏ hoặc nghiền. Khi nuốt sẽ rất khó khăn, cho nên phải sử dụng các ống dẫn thức ăn. Trong trường hợp này, hiệu quả y tế và đạo đức của việc nuôi bệnh là một yếu tố quan trọng của những người chăm sóc và các thành viên trong gia đình.
Khi bệnh tiến triển, các vấn đề y tế khác nhau có thể xuất hiện, chẳng hạn như bệnh răng miệng, loét áp lực, suy dinh dưỡng, các vấn đề vệ sinh, da, hô hấp, hoặc nhiễm trùng mắt. Chăm sóc cẩn thận có thể ngăn chặn chúng.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét